Những hoa, củ quả có rất nhiều ở Việt Nam giúp phòng ngừa COVID-19
Hơn 2.500 năm trước, cha đẻ của nền y học phương tây Hippocrates đã nói rằng "Hãy để thức ăn là thuốc và thuốc là thức ăn của bạn."
Việc đưa thảo mộc có tác dụng như một vị thuốc vào chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp cơ thể chúng ta tăng cường và cải thiện hệ thống miễn dịch, chống lại các loại vi rút.
Dưới đây, là một số trái cây, thảo mộc đang được sử dụng trong nghiên cứu để tìm ra liệu pháp giải quyết vi rút SARS-CoV-2.
Quả lựu
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Banja Luka ở Bosnia & Herzegovina cho thấy polyphenol chiết xuất từ quả lựu có thể đóng vai trò trong việc ức chế nhiễm SARS-CoV-2.
Chất chiết xuất này trước đây đã được chứng minh là có tác dụng hữu ích đối với các bệnh khác như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, bệnh viêm nhiễm và thậm chí một số loại ung thư.
Tại Việt Nam, lựu không chỉ là một loại hoa quả mà còn được sử dụng làm thuốc. Mọi bộ phận của quả lựu đều có công dụng chữa bệnh. Trong Đông Y, vỏ quả lựu còn có tác dụng kháng khuẩn, trị viêm, hạt lựu chín đỏ giúp chống vi khuẩn, chống oxy hóa...
Đồng thời nước ép lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm loét, làm mềm các mạch máu, ổn định huyết áp và lượng đường trong máu, giảm cholesterol và nhiều tính năng khác.
Gừng
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng từng tuyên bố trong lần bùng phát COVID-19 đầu tiên vào năm 2020 rằng, gừng mặc dù chưa được chứng minh khoa học là có khả năng chống lại COVID-19 nhưng chúng thực sự có "tác động tích cực đến sức khỏe".
Tại Việt Nam, gừng là một loại gia vị được dùng hằng ngày trong nhà nhưng cũng là một vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền với nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh tính hiệu quả của gừng trong việc chống lại vi rút hợp bào hô hấp - vốn là nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm. Giảm buồn nôn, giảm say tàu xe, hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường chức năng não.
Ngoài ra một số hợp chất hóa học trong gừng tươi giúp cơ thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn như E.coli và shigella hoặc ngăn chặn các vi rút như RSV.
Hãy sử dụng một lát gừng tươi vào buổi sáng giúp kháng khuẩn và có hơi thở thơm tho.
Bồ công anh
Bồ công anh là một trong nhiều loài thực vật mà các nhà khoa học đang thử nghiệm trong việc chống lại COVID-19.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học ở Freiburg, Đức đã tìm thấy bằng chứng cây bồ công anh có khả năng ức chế sự lây nhiễm của SARS-CoV-2. Nghiên cứu khác đến từ Thụy Điển và Vương quốc Anh cũng chỉ ra tác dụng của bồ công anh có nhiều hữu ích trong việc tăng cường sức đề kháng và chống lại vi rút.
Trước đây, rễ bồ công anh gần đây cũng đã được nghiên cứu về khả năng sử dụng trong việc chống lại bệnh ung thư, với kết quả đầy hứa hẹn đối với ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Trong Đông y cũng sử dụng cây bồ công anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa. Loại thảo dược này còn được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ.
Củ nghệ
Nghệ chứa nhiều hợp chất tự nhiên, đặc biệt là chất curcumin - nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Curcumin cũng được chứng minh là có khả năng ức chế sự nhân lên của các loại vi rút bao gồm vi rút sốt xuất huyết, viêm gan B và vi rút Zika.
Ngoài ra, curcumin giúp đảo ngược quá trình có thể gây ra bệnh tim ở người và các vitamin và khoáng chất như kali trong củ nghệ giúp bảo vệ tim mạch luôn khỏe mạnh và ổn định.
Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học mạnh mẽ và cụ thể trong chống COVID-19, nhưng việc sử dụng nghệ có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.
Cam thảo
Chiết xuất rễ cam thảo là một loại thuốc tự nhiên chống viêm nổi tiếng. Một nhóm các nhà khoa học ở Đức đã tiến hành một nghiên cứu phân tích tác động của chiết xuất rễ cam thảo trong việc ức chế SARS-CoV-2 trong ống nghiệm.
Chiết xuất này hoạt động như thành phần kháng vi rút mạnh mẽ và nó thể hiện hoạt tính chống lại nhiều loại vi rút, bao gồm vi rút herpes simplex, vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV)...
Nghiên cứu của Đức vẫn chưa được bình duyệt, vì vậy nó không thể được coi là kết luận khoa học. Nhưng tổ chức này khẳng định rằng chiết xuất từ cam thảo có khả năng ức chế vi rút và họ đề nghị thực hiện thêm các nghiên cứu về hợp chất kháng virus tiềm năng này như một phương pháp điều trị COVID-19.
Một nghiên cứu khác được thực hiện ở Ai Cập và xem xét các thử nghiệm lâm sàng về tác dụng có lợi của rễ cam thảo trên khắp thế giới đã đưa ra kết luận tương tự như nghiên cứu của Đức, cho thấy rằng chiết xuất cam thảo có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của vi rút vào tế bào vật chủ.
Một ly trà cam có chứa một lượng lớn các hợp chất kháng khuẩn, kháng virus, vì thế thường xuyên dùng có thể giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng theo mùa. Ngoài ra, trà cam thảo còn có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng tức ngực, xuất hiện dịch nhầy ở đường hô hấp, nên giúp bạn hít thở bình thường.
Tuy nhiên nếu bạn bị huyết áp cao thì không nên uống quá nhiều trà cam thảo.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, duy trì một lối sống...