Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đang là một hướng tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc ít người.

Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng - 1

Với mục tiêu hướng đến phát triển bền vững, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (DLSTCĐ) được xem là một trong những công cụ hữu hiệu nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương, đồng thời góp phần phát huy giá trị văn hóa bản địa cũng như nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên gắn với cộng đồng của điểm đến.

Loại hình du lịch này đang được quan tâm và khuyến khích phát triển ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là quốc gia đang phát triển có tiềm năng DLSTCĐ phong phú như ở Việt Nam.

Tại vùng núi Đông Bắc, hoạt động du lịch nói chung và DLSTCĐ đang có chiều hướng phát triển mạnh và đã được xác định chiếm vị trí quan trọng đối với nhiều địa phương. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân của cả vùng giai đoạn 2015 - 2019 đạt 1,1%, trong đó mức tăng trưởng cao nhất thuộc về Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn.

Các điểm DLTSCĐ thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế trong vùng phải kể đến như Sapa, Ba Bể, Đồng Văn… Tuy nhiên sự phát triển các hoạt động DLSTCĐ ở các địa phương này nhìn chung chưa tương xứng với tiềm năng sinh thái của vùng.

Vùng núi Đông Bắc có nhiều hoạt động sinh kế gắn với DLSTCĐ địa phương, bao gồm các dịch vụ lưu trú (homestay), hướng dẫn du lịch, nấu ăn, dẫn đường, vác đồ, các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch (dệt vải, làm đồ thủ công, dịch vụ tắm lá thuốc của người Dao, chợ văn hóa vùng cao); nghệ thuật biểu diễn (múa khèn của dân tộc H’Mông, múa chuông của dân tộc Dao, tính tẩu của dân tộc Thái…).

Ngoài các hoạt động sinh kế trực tiếp, các hoạt động sinh kế gián tiếp tại các vùng phát triển DLSTCĐ cũng được phát triển góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư có thể kể đến như hoạt động nông nghiệp (canh tác sản phẩm nông nghiệp, dược liệu; chăn nuôi gia súc, gia cầm…), dịch vụ buôn bán nhỏ, sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống…

Theo kết quả khảo sát của tác giả Vũ Đình Hòa, Học viện Chính sách và Phát triển,  58,2% số hộ có sinh kế gắn trực tiếp với du lịch, 38,7% số hộ có sinh kế gắn gián tiếp với du lịch, 3,1% số hộ sinh kế không liên quan đến du lịch. Trong số 58,2% số hộ có sinh kế trực tiếp gắn với DLSTCĐ, có 61,2% thành viên trong hộ gia đình tham gia các hoạt động hướng dẫn du lịch, 38,8% không tham gia hướng dẫn khách tham quan nhưng tham gia điều hành, phục vụ tại các homestay, biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

Điều đặc biệt là tỹ lệ nữ giới tham gia vào các hoạt động du lịch tại các điểm điều tra ngày càng tăng, thể hiện vai trò của nữ giới trong cộng đồng dân cư ở đây ngày càng được cải thiện.

Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng - 2

Về thu nhập, các hộ tham gia khảo sát cho biết 10,1% trả lời có thu nhập từ du lịch là cao; 18,5% trả lời khá cao; 15,6% trả lời trung bình; 20,7% không đáng kể; còn lại là hầu như không có thu nhập từ du lịch.

Nghiên cứu tại Sa Pa cho thấy, các hộ dân tham gia hoạt động du lịch có tốc độ xóa đói, giảm nghèo nhanh gấp 3 lần so với các hộ không làm du lịch. Nguồn thu của các hộ làm dịch vụ du lịch cũng cao gấp 5 lần so với các hộ khác, đạt từ 25 - 60 triệu đồng/hộ/năm.

Nhìn chung thông qua kết quả điều tra, có thể nhận thấy hoạt động DLSTCĐ ở vùng núi Đông Bắc là hướng tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư do đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, có tác động lan tỏa đến các hoạt động sinh kế khác cũng như góp phần bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động DLSTCĐ của vùng cũng còn một số biểu hiện chưa bền vững như công tác quy hoạch còn hạn chế, trình độ nhận thức của một số cộng đồng dân tộc chưa đồng đều, mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch với cộng đồng địa phương còn kém, mức độ hưởng lợi của người dân từ các hoạt động DLSTCĐ chưa nhiều, một số tài nguyên tự nhiên và văn hóa bản địa có xu hướng bị suy thoái. Các hình thức quảng bá, xúc tiến và truyền thông đến du khách còn nghèo nàn và đơn điệu.

Lỡ thương rồi, Huế ơi!
Lỡ thương rồi, Huế ơi!

Người ta cứ nói Huế buồn, Huế chán, có gì đâu mà đi. Nhưng với những ai đã lỡ vấn vương nét trầm buồn, lãng đãng...

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Như Ngọc

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!