Củng cố và nâng chất nguồn nhân lực ngành du lịch TP.HCM
Ngay từ khi bắt đầu kiểm soát được dịch bệnh, ngành du lịch thành phố đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp để phát triển đào tạo nguồn nhân lực.
Tại TP.HCM, vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch đã và đang đặt ra nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước, cho hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và cho kế hoạch giai đoạn phục hồi và phát triển du lịch bền vững.
Nếu như trước đây, ngành du lịch thành phố trăn trở về nguồn nhân lực không đồng đều về chất lượng, tính chuyên nghiệp, sau tác động ảnh hưởng của dịch bệnh, vấn đề đáng lo ngại là tình trạng nguồn nhân lực đang trở nên thiếu và yếu về chất lượng. Nguyên nhân do sự chuyển dịch về nguồn lao động giữa các ngành nghề, giữa các địa phương, do thời gian gián đoạn, đứt gãy chuỗi hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch do ảnh hưởng dịch bệnh; 80% lực lượng lao động du lịch nghỉ việc hoặc chuyển đổi ngành nghề.
Xác định thiếu hụt về nguồn nhân lực là khó khăn lớn nhất của ngành du lịch, nên ngay từ khi bắt đầu kiểm soát được dịch bệnh, ngành du lịch thành phố đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp để phát triển đào tạo nguồn nhân lực, một số giải pháp cụ thể như sau:
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực để phục hồi lại hoạt động kinh doanh. Nhất là trong điều kiện ngân sách còn hạn chế, Sở Du lịch đã nỗ lực vận động các tổ chức có liên quan để hỗ trợ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực bằng hình thức xã hội hóa để tạo điều kiện doanh nghiệp, người lao động cập nhật, trang bị lại kỹ năng. Đây cũng là hình thức khuyến khích các đối tượng sẽ tiếp tục gắn bó với nghề du lịch trong thời gian ngành du lịch đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19 và những năm tiếp theo.
Chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn và dài hạn cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch, để đào tạo trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, kỹ năng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin… được chuẩn hóa theo hướng chuyên nghiệp, đạt trình độ quốc tế về tất cả các mặt, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.
Trong đó có việc phối hợp cơ sở đào tạo du lịch tổ chức lớp bồi dưỡng dành cho HDVDL tại điểm với mục đích cập nhật và bồi dưỡng các kiến thức về du lịch thành phố hiện nay và nghiệp vụ thuyết minh (hướng dẫn) nhằm tạo ấn tượng, giới thiệu các dịch vụ để du khách sử dụng khi đến tham quan điểm du lịch. Qua đó, tuyên truyền, phổ biến về quy định liên quan đến đội ngũ HDVDL tại điểm theo Luật Du lịch năm 2017
Sở Du lịch đã phối hợp với Đại học Văn Hiến tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Liên kết vùng trong phát triển nhân lực du lịch Việt Nam chất lượng cao sau đại dịch Covid-19"; phối hợp với trường đại học và các đơn vị liên quan bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn cho 600 học viên.
Tăng cường liên kết với các cơ quan lãnh sự, văn phòng đại diện nước ngoài trong đào tạo ngoại ngữ cho ngành du lịch, Sở Du lịch thành phố đã phối hợp cùng Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM, Hiệp hội Du lịch TP.HCM, Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp (IDECAF) và Công ty Cổ phần Ngôi Nhà Hữu Nghị (VECASA)… trong việc tổ chức các lớp học ngoại ngữ hiếm như Nhật Bản, Tây Ban Nha... nhằm gia tăng thêm cơ hội học tập và vận dụng các ngoại ngữ trong quá trình công tác nghiệp vụ của đội ngũ nhân lực du lịch tại TP.HCM.
Trong khuôn khổ Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và các tỉnh/thành trong triển khai kế hoạch phục hồi ngành du lịch thành phố, thời gian qua, Sở Du lịch đã đào tạo 180 học viên cho các địa phương và xây dựng các chương trình tập huấn, bồi dưỡng bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp phù hợp với thực tiễn, có tính thiết thực hỗ trợ cho các địa phương giải quyết khó khăn về nguồn nhân lực.
Vận động khuyến khích các doanh nghiệp triển khai các chương trình tự đào tạo, thực hiện các chính sách để thu hút nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch.
Nghiêm túc thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối vố đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Chính những hỗ trợ kịp thời đó đã góp phần giúp lực lượng lao động tiếp tục gắn bó với nghề mặc dù còn nhiều khó khăn.
Đến nay, ngành du lịch cơ bản đã kiểm soát được sự thiếu hụt về chất lượng và số lượng nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã cung cấp, trang bị các kiến thức cần thiết cho đội ngũ nhân sự các doanh nghiệp và các cá nhân để nâng cao kiến thức, chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch, góp phần xây dựng hình ảnh du lịch thành phố tiếp tục là một trong những điểm đến nhận được sự quan tâm của du khách sau đại dịch Covid-19. Kết quả, các cá nhân và đơn vị doanh nghiệp dịch vụ du lịch đã đánh giá cao, kiến thức các lớp học cung cấp là rất cần thiết và hữu ích trong thực tiễn hoạt động tại các đơn vị.
Việc triển khai các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cũng nhận được sự quan tâm tích cực của truyền thông trong nước, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo thành phố trong việc triển khai kế hoạch phục hồi phát triển du lịch. Đồng thời, cũng là nguồn động lực để khuyến kích, cổ động người lao động, doanh nghiệp vững tâm tiếp tục gắn bó với nghề, tiếp tục đóng góp vào sự phục hồi kinh tế của thành phố, cũng như tạo sự tin tưởng của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước và là tiền đề quan trọng để cùng nhau vượt khó, góp phần xây dựng ngành du lịch thành phố phát triển hơn nữa sau đại dịch.
Ngành du lịch TP.HCM đang chủ động chuyển đổi số và tích cực tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với mục tiêu...