Thêm hương hoa và màu sắc vào món ăn mùa giãn cách

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Việc đặt vài cánh hay hoa lên món ăn không chỉ đơn giản để trang trí mà còn tăng thêm màu sắc, hương vị cho món ăn. Bởi một đầu bếp chân chính luôn biết: "Tất cả những gì đặt trong tô, đĩa... dọn lên bàn đều có thể ăn được".

Trên thế giới, có rất nhiều nền văn hóa sử dụng hoa trong nấu ăn. Các loại hoa có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như làm kẹo, nhúng bột chiên giòn, rắc vào salad và súp hay trang trí lên các loại bánh, thậm chí là bánh quy.

Thêm hương hoa và màu sắc vào món ăn mùa giãn cách - 1

Hoa Pansy vừa được du nhập về Việt Nam khoảng 2 năm nay. Ngay khi xuất hiện, loại hoa này nhanh chóng được lòng đầu bếp món mặn cũng như bếp bánh - trào lưu bánh quy hoa. Hoa pansy có nhiều màu. Tại Việt Nam, chúng ta thường bắt gặp hoa pansy vàng và tím.

Thêm hương hoa và màu sắc vào món ăn mùa giãn cách - 2

Nasturtium (hoa sen cạn): Theo nghiên cứu, tất cả thành phần của cây (trừ rễ) đều có thể ăn được. Bạn có thể dùng hoa sen cạn để nấu ăn, trang trí món, ngâm hay phơi nụ hoa để pha trà hay làm bánh. Hoa sen cạn chứa nhiều vitamin B1, B2, B3, C, mangan, sắt, phốt pho. Loại hoa này cũng được chứng minh có tác dụng trong việc giảm đau cơ. 

Thêm hương hoa và màu sắc vào món ăn mùa giãn cách - 3

Hibiscus hay hoa bụt giấm, atiso đỏ, hoa vô thường được vinh danh là một trong những siêu thực phẩm có tác dụng tốt với sức khỏe và sắc đẹp. Hoa hibiscus có thể làm mứt hoa hồng, ngâm cùng đường làm các món nước, phơi khô để pha chế hoặc đơn giản là nấu chín cùng cá, thịt trong các món ăn có vị hơi chua. 

Thêm hương hoa và màu sắc vào món ăn mùa giãn cách - 4

Amaranth Flower: Trong các món ăn địa phương ở Kashmir và Himalaya, loại hoa này thường được phơi khô, xay nhuyễn thành bột mịn và cho vào các món ăn như càri, súp hay salad. Tại Việt Nam, để đơn giản nhất có thể, bạn có thể nấu sôi hoa để chiết lấy nước nấu món ăn hay làm bánh; phơi khô để pha trà. 

Thêm hương hoa và màu sắc vào món ăn mùa giãn cách - 5

Hoa vạn thọ có ý nghĩa quan trọng về tôn giáo và làm thuốc tại Ấn Độ. Những cánh hoa mịn, mềm, vàng tươi là sự phối hợp tuyệt vời cho những món nước trà, salad, mứt, cơm, món tráng miệng và bánh. Theo nghiên cứu, cúc vạn thọ hỗ trợ chữa lành da, hoạt động như một chất khử trùng tự nhiên, giàu vitamin A, giảm nhiễm trùng mắt và bảo vệ da khỏi tia UV.

Thêm hương hoa và màu sắc vào món ăn mùa giãn cách - 6

Sự có mặt của những cánh hoa hồng có thể làm nổi bật hàng loạt món ăn, nhất là bánh ngọt và món tráng miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng hoa hồng làm mứt, phơi khô làm trà.

Thêm hương hoa và màu sắc vào món ăn mùa giãn cách - 7

Những nụ hoa nhỏ và cánh của cúc họa mi có thể ăn được. Bạn có thể cho hoa vào món salad, ruột bánh mì, pha trà hay làm nổi bật các món bánh, như bánh kem trong hình.

Thêm hương hoa và màu sắc vào món ăn mùa giãn cách - 8

Calendula là một loài hoa có nguồn gốc ở Địa Trung Hải. Hoa được chứng minh có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus, chống oxy hóa, giảm đau,... nên còn được gọi với cái tên "nghệ tây của người nghèo." Bạn có thể cho những cánh hoa vào trong món súp, salad, pha trà...

Thêm hương hoa và màu sắc vào món ăn mùa giãn cách - 9

Vị ngọt tinh tế và hương thơm nồng nàn của hoa nhài khiến nó trở thành một trong những nguyên liệu yêu thích của các đầu bếp. Hoa nhài có thể được thêm vào bánh quy, bánh ngọt, salad, trà và cơm (cơm jasmine). Về mặt khoa học, hoa nhài có tác dụng giảm huyết áp, thư giãn thần kinh, cải thiện tâm trạng, kiểm soát chứng mất ngủ và tăng cường hệ miễn dịch.

Thêm hương hoa và màu sắc vào món ăn mùa giãn cách - 10

Hoa violet là một trong những "phụ kiện" tuyệt đẹp trên bánh ngọt và món tráng miệng. Những cánh hoa rất tinh tế về hương vị, và cũng có thể tạo mùi thơm cho món salad và súp.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

An Huỳnh (Theo Phụ nữ Online)

CLIP HOT

Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa
Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa

Ăn một miếng phở Vân Cù, người sành ăn sẽ nhận ra thứ hương vị, bánh phở không giống với bất cứ một loại phở nào. Vị ngọt đậm, béo nhưng thanh của nước dùng “quyện” trong từng sợi phở dai, giòn, bóng mướt.