Những lần hàng rong phố đi bộ Nguyễn Huệ bị khách tố chặt chém

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nhiều khách đi chơi ở phố đi bộ Nguyễn Huệ rất bức xúc vì giá bán đồ ăn, thức uống chưa thực sự phù hợp với chất lượng.

Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ còn được biết đến dưới tên gọi Quảng Trường Nguyễn Huệ hay Quảng Trường Đi Bộ Nguyễn Huệ toạ lạc ở trung tâm quận 1, TP.HCM, nối liền đường Tôn Đức Thắng (bến Bạch Đằng) với đường Lê Thánh Tôn (ngay trước Trụ sở UBND TP.HCM).

Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ rộng 64m, dài 670m, được khánh thành vào ngày 30/4/2015. Toàn bộ mặt đường quảng trường lát đá Granit sạch sẽ, được che phủ bởi hai hàng cây xanh tươi tốt, bên trên có 2 đài phun nước ấn tượng, bên dưới là trung tâm điều khiển nhạc nước, ánh sáng, quản lý an ninh và nhà vệ sinh hiện đại. 

Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ là một trong những địa điểm sầm uất nhất TP.HCM. Đến đây vào chiều tối, cuối tuần hoặc dịp lễ Tết, du khách có thể cảm nhận được cái gọi là “sức sống trẻ sục sôi” hiện diện trong từng hoạt động giải trí, vui chơi, ăn uống, mua sắm… hấp dẫn.

Tuy nhiên, khoảng 1 năm trở lại đây, địa điểm này liên tục xuất hiện trên MXH với hàng loạt bài phốt "chặt chém" khách tham quan, nhất là tại những hàng ăn uống dọc theo vỉa hè. Tưởng bình dân nhưng đến đoạn trả tiền, nhiều lần du khách phải sốc nặng vì mức giá mà mình phải trả cho những chủ hàng ăn uống ở đây.

2 ly nước giá 100k

Mới đây, một cô gái trẻ đã đăng đàn bức xúc về chuyện bị "chặt chém" giá hai ly nước khá cao. Nguyên văn bài đăng của cô bạn này như sau: 

"Lâu lâu cô gái tranh thủ một bữa đi xả stress, ai ngờ stress tăng gấp đôi. Đời thuở tỷ năm mới lên phố đi bộ Nguyễn Huệ một lần, kêu ly sâm dứa với ly trà vải. Lúc tính tiền kêu 100 nghìn đi chị ơi, em đơ mất 5 giây, hỏi lại 3 lần coi có nhầm không, nhưng đúng là 2 ly 100 nghìn. Thiệt bán kiểu này chắc mua nhà bên Mỹ luôn á! Đăng cho đỡ tức cái lồng ngực và cho mọi người lưu ý không bị lừa như em!".

Những lần hàng rong phố đi bộ Nguyễn Huệ bị khách tố chặt chém - 1

Cô gái bức xúc vì 2 cốc nước tại phố đi bộ Nguyễn Huệ bị chặt chém 100 nghìn.

Sâm dứa và trà vải là hai đồ uống có công thức khá đơn giản và không quá đắt đỏ ở nhiều nơi khác nhưng chủ quán nước này lại lấy đến 100 nghìn.

Nếu đồ uống ngon chắc có lẽ cô gái cũng không tiếc nhưng theo nhận xét thì hai ly nước này rất dở. Ngoài ra, cô cũng không được ngồi quá lâu vì phải dọn hàng.

Hộp cá viên chiên giá 500.000 đồng với 20 xiên

Theo đó mới đây một tài khoản đã đăng tải lên mạng xã hội một đoạn clip ngắn chừng 6 giây ghi lại hình ảnh một hộp cá viên chiên cũng như xe hàng rong bán cá viên tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Cùng với đó là dòng chú thích: “Ăn hộp cá viên chiên 500.000 đồng. Hic! Khóc á!”.

Theo đó, anh chàng này đã ra đây đi dạo và tấp vào 1 xe cá viên chiên ven đường để thưởng thức. Tuy nhiên, lúc nhận đồ ăn và tính tiền, anh chàng đã "xỉu ngang" khi nghe giá. Chủ thớt phải trả đến 500 ngàn đồng cho 1 hộp cá viên chiên nhiều loại. Dù hộp cá khá đầy đủ nhưng giá 500 ngàn là quá đắt cho 1 món ăn vặt như thế này.

Những lần hàng rong phố đi bộ Nguyễn Huệ bị khách tố chặt chém - 2

Hộp cá viên chiên có giá 500 ngàn đồng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Chia sẻ câu chuyện dở khóc dở cười lên mạng xã hội, anh chàng nhận về rất nhiều góp ý từ cư dân mạng. Theo đó, tất cả đều chỉ ra lỗi căn bản mà anh này mắc phải khi ra phố đi bộ Nguyễn Huệ ăn vặt. Điều tiên quyết khi mua đồ ăn ở đây là phải...hỏi giá. Tất cả mọi thứ đều phải được hỏi kĩ chi tiết giá cả để không bị "chặt chém" đầy đau đớn như vậy.

Ly trà tắc vỉa hè 60k đắt ngang cửa hàng

Mới đây, một bạn nữ vừa đăng bài “than thở” trên mạng xã hội vì mua phải ly nước vỉa hè nhưng giá lại đắt ngang ngửa cửa hàng có thương hiệu ở phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Nội dung bài đăng cụ thể như sau: “Vừa gửi xe xong khát nước quá nên hai đứa mua hai ly trà đào size lớn ngay quầy nước trước cổng gửi xe ở đường Tôn Thất Hiệp gần phố đi bộ. Chuyện sẽ chẳng có gì cho đến lúc cô nói 90 ngàn 2 ly làm tụi mình tròn xoe mắt nhìn nhau. Không biết nhìn tụi mình ngơ ngơ nên bị chém hay bình thường cô cũng bán giá thế. Chắc lần sau mua nước phải hỏi giá trước”.

Những lần hàng rong phố đi bộ Nguyễn Huệ bị khách tố chặt chém - 3

Bạn Tình Nhi tá hỏa khi mua hai ly trà đào với giá 120 ngàn đồng

Bài đăng nhanh chóng nhận được sự đồng cảm của cộng đồng mạng với hơn 1 ngàn bình luận cùng “chung cảnh ngộ” .

Nước suối 30 ngàn/chai, trà đào 60 ngàn/ly

Bạn Nguyễn Thanh Đạm (25 tuổi, ngụ Q. 4, TP.HCM) chia sẻ từng bị sốc khi mua một ly trà tắc giá 50 ngàn đồng ở phố đi bộ Nguyễn Huệ. “Mình không nhớ chính xác thời gian nhưng vẫn nhớ như in mình và cả nhóm đi bộ nên khát nước. Thấy người ta đậu bán trên phố đi bộ nên tiện mua luôn mà không chịu hỏi giá. Mình bị sốc vì không nghĩ trà tắc ngoài đường mà giá cao như vậy, đã thế còn không ngon, ly trà toàn đá với nước trà thêm 2,3 quả tắc”, bạn Đạm ngậm ngùi nói.

Cùng chung cảnh ngộ, bạn Phúc Tài (học sinh trường THPT Hùng vương, ngụ Q.8, TP.HCM) cũng cho biết đã từng mua cây chả cá vỉa hè đắt nhất từ trước đến giờ.

Nghĩ ở Quận 1 (TP.HCM) chắc sẽ đắt hơn những chỗ khác khoảng 5 đến 10 ngàn đồng nên Tài kêu 4 cây chả cá mà không hỏi giá. Đến lúc tính tiền mới tá hỏa khi người bán hàng nói hết 120 ngàn, vị chi là 30 ngàn/cây.

Những lần hàng rong phố đi bộ Nguyễn Huệ bị khách tố chặt chém - 4

Một ly trà tắc được rót ra từ một chiếc bình 5 lít, thêm chút đường và vài quả tắc có giá 40 ngàn đồng.

“Cây chả cá cũng như mấy chỗ khác, được khoảng 4, 5 viên chả thôi. Rút kinh nghiệm, những lần sau mình toàn vào cửa hàng tiện lợi hay quán nước nào đó ngồi chứ không mua hàng rong nữa”, bạn Tài cho hay.

Chia sẻ kỉ niệm nhớ đời, bạn Tình Nhi (22 tuổi, ngụ Q.3) kể lại: “Nhóm mình đi 4 người, thấy ở trong phố đi bộ bán nước nên gọi 2 ly trà đào và 2 chai nước suối. Tổng cộng tụi mình hết 180 ngàn, người bán nói trà đào hết 120 ngàn có nghĩa là 60 ngàn/ly, số còn lại là tiền nước suối, chia ra mỗi chai giá 30 ngàn”.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tấn An (tổng hợp)

CLIP HOT

Hotgirl triệu view và hành trình đưa văn hóa, đặc sản vùng cao ra thế giới
Hotgirl triệu view và hành trình đưa văn hóa, đặc sản vùng cao ra thế giới

Cuộc sống hàng ngày gắn liền với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, các lễ hội, trang phục truyền thống và đặc sản địa phương, thay vì chỉ giữ những điều đó cho riêng mình, cô gái trẻ quyết định bước ra khỏi vùng an toàn, dùng mạng xã hội để chia sẻ những nét đẹp của người Hà Nhì với thế giới.