Độc đáo "biến tấu" mang trang phục dân tộc lên bánh trung thu

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hoạ tiết lấy cảm hứng từ cổ phục Nhật Bình và trang phục các dân tộc thiểu số như một "cách tân" về trang trí cho bánh trung thu.

Trong một lần tình cờ bắt gặp các bức vẽ cổ phục Nhật Bình Việt Nam trên Pinterest, chị Trần Hiền (Đồng Hới, Quảng Bình) nảy ra ý định vẽ tranh cổ phục lên bánh trung thu.

"Mình nghĩ vẽ cổ phục Nhật Bình khá hay vì Trung thu cũng là một cái Tết lớn của người Việt, vẽ tranh cổ phục lên bánh có ý nghĩa cổ truyền thì rất phù hợp. Nhất là làm quà cho người lớn hoặc người nước ngoài, giúp quảng bá văn hoá Việt Nam", chị Hiền chia sẻ.

Để đa dạng hoạ tiết trang trí cho bánh trung thu, chị Hiền còn tham khảo những bức vẽ trang phục các cô gái dân tộc thiểu số trên kênh Youtube Huta Chan. Từng theo học ngành Sư phạm Mỹ thuật, với nền tảng hội hoạ sẵn có, chị Hiền đã cố gắng truyền tải phong cách của tác giả Huta Chan vào bánh trung thu. 

Độc đáo "biến tấu" mang trang phục dân tộc lên bánh trung thu - 1

"Không ít người khi xem bánh trung thu mình vẽ có nêu ý kiến rằng, nếu vẽ trang phục dân tộc thì nên vẽ thuần Việt. Nhưng trong mỹ thuật có nhiều trường phái vẽ khác nhau như siêu thực, hiện thực, mỗi người thích thể hiện một phong cách vẽ khác nhau. Cá nhân mình thích phong cách Anime của Huta Chan nên mình giữ nguyên phong cách đó lên bánh", chị Hiền cho biết.

Độc đáo "biến tấu" mang trang phục dân tộc lên bánh trung thu - 2

Độc đáo "biến tấu" mang trang phục dân tộc lên bánh trung thu - 3

Độc đáo "biến tấu" mang trang phục dân tộc lên bánh trung thu - 4

Quá trình hoàn thiện chiếc bánh trung thu với hoạ tiết độc đáo, sau khi nướng bánh xong, chị Hiền sẽ sên một lớp đậu trắng đắp lên bề mặt bánh chờ khô và lúc đấy mới bắt đầu vẽ. Vẽ xong bánh sẽ được nướng lại một lần nữa để lớp đậu trắng dễ bảo quản, không bị hỏng. 

Độc đáo "biến tấu" mang trang phục dân tộc lên bánh trung thu - 5

Sở dĩ cần phủ một lớp đậu trắng để làm nền vẽ, vì vẽ trực tiếp lên bánh sẽ rất khó. Khi nướng bánh trung thu, lớp vỏ bánh sẽ được quét lớp trứng sữa nên không thể vẽ, và khi nướng xong vỏ bánh sẽ chuyển sang màu vàng đậm. Hơn nữa, bánh trung thu sau 3 hôm sẽ tươm dầu nữa nên cần lớp đậu trắng phía trên làm nền để vẽ. 

Độc đáo "biến tấu" mang trang phục dân tộc lên bánh trung thu - 6

Độc đáo "biến tấu" mang trang phục dân tộc lên bánh trung thu - 7

Độc đáo "biến tấu" mang trang phục dân tộc lên bánh trung thu - 8

Độc đáo "biến tấu" mang trang phục dân tộc lên bánh trung thu - 9

"Mình vẽ bằng màu thực phẩm và dùng cọ vẽ loại tỉa nét nhỏ. Một điều quan trọng nữa đó là để vẽ lên bánh thì cần sên lớp đậu trắng không được ướt quá, cũng không được khô quá. Ướt quá khi vẽ sẽ khó đi chi tiết, mà khô quá thì khi sấy lại lớp đậu trắng sẽ bị cứng và nứt", chị Hiền lý giải.

Độc đáo "biến tấu" mang trang phục dân tộc lên bánh trung thu - 10

Độc đáo "biến tấu" mang trang phục dân tộc lên bánh trung thu - 11

Độc đáo "biến tấu" mang trang phục dân tộc lên bánh trung thu - 12

"Công đoạn khó nhất chắc chắn là lúc vẽ tranh lên bánh. Nếu chỉ vẽ tô mảng khối thì nhanh thôi, nhưng vì mình vẽ chân dung nên tả kĩ mắt mũi miệng và các chi tiết nhỏ khá mất thời gian, mỗi chiếc bánh mất tầm 15 - 20 phút mới vẽ xong. 

Sắp tới đây, mình tính vẽ tranh kiểu vẽ tranh sơn mài lên bánh về các em bé Việt Nam chăn trâu, rước đèn...".

Độc đáo "biến tấu" mang trang phục dân tộc lên bánh trung thu - 13

Những hoạ tiết trên mỗi chiếc bánh handmade của chị Trần Hiền mô phỏng cổ phục Nhật Bình, áo dài truyền thống, trang phục dân tộc Dao Đỏ, Thái Đen, M'Nông, H'Mông, Phù Lá. Sự kết hợp giữa ý tưởng truyền thống, hiện đại đã tạo nên sự mới mẻ, lạ mắt cho những chiếc bánh trung thu. 

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Minh Vy - Ảnh: NVCC

CLIP HOT

Hotgirl triệu view và hành trình đưa văn hóa, đặc sản vùng cao ra thế giới
Hotgirl triệu view và hành trình đưa văn hóa, đặc sản vùng cao ra thế giới

Cuộc sống hàng ngày gắn liền với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, các lễ hội, trang phục truyền thống và đặc sản địa phương, thay vì chỉ giữ những điều đó cho riêng mình, cô gái trẻ quyết định bước ra khỏi vùng an toàn, dùng mạng xã hội để chia sẻ những nét đẹp của người Hà Nhì với thế giới.