6 món ăn "chân ái" Sài Gòn không thể bỏ lỡ mỗi khi đến nơi đây

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Sài gòn đăc sắc với nơi hội tụ, giao thoa nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau đã tạo ra những món ăn đặc trưng mà bạn không thể bỏ lỡ.

6 món ăn "chân ái" Sài Gòn không thể bỏ lỡ mỗi khi đến nơi đây - 1

Từ những hàng quán vỉa hè đến nhà hàng sang trọng đều mang hương vị đặc biệt khiến mọi người yêu thích. Một lần đặt chân đến Sài Gòn hoa lệ, đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức tinh hoa ẩm thực của nơi đây.

Cơm tấm

Cơm tấm là một trong những món ăn phổ biến và được coi là một phần của "văn hóa Sài Gòn". Sự phổ biến của món ăn lớn đến nỗi đã có một câu nói ẩn dụ phổ biến rằng: "Người Sài Gòn ăn Cơm Tấm như người Hà Nội ăn Phở"

6 món ăn "chân ái" Sài Gòn không thể bỏ lỡ mỗi khi đến nơi đây - 2

Đây có lẽ là món đặc sản Sài Gòn mà chúng ta có thể ăn như bữa ăn chính hằng ngày. Không chỉ là người Việt Nam mà du khách nước ngoài mỗi khi đến Sài Gòn đều muốn thử và rất thích hương vị đặc biệt ngon của cơm tấm, sự kết hợp tuyệt vời giữa các hương vị trong từng miếng thịt thơm ngon.

Gạo để nấu cơm tấm là phần đầu bị vỡ của hạt gạo khi xay cũng chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt của cơm tấm so với cơm bình thường. Ăn cùng miếng sườn nướng hoặc gà nướng vị chua ngọt đậm đà, bạn có thể chọn ăn kèm chả hoặc bún. Thông thường “combo” cơm tấm đầy đủ sẽ là cơm tấm sườn bì chả.

6 món ăn "chân ái" Sài Gòn không thể bỏ lỡ mỗi khi đến nơi đây - 3

Và một yếu tố quan trọng quyết định đến hương vị của món cơm tấm đặc sản Sài Gòn chính là nước mắm. Nước mắm được xem là linh hồn của món ăn. Chén nước chấm đủ hương vị tỏi, ớt, được người nấu pha theo công thức “ bí truyền” đã góp phần tạo nên một dĩa cơm tròn vị hơn.

Vốn dĩ là món ăn chỉ dành cho lao động nghèo vì giá hạt gạo tấm rẻ hơn gạo thường. Nhưng giờ đây, nhờ sự kết hợp đặc sắc các hương vị từ thịt, chả, trứng và nước chấm thơm ngon, người dân đã tạo thành đặc sản của Sài Gòn phồn hoa mà ai ai cũng đều yêu thích.

2. Hủ tiếu

Hủ tiếu là món ăn quen thuộc của người dân miền Nam, và sự đa dạng khi nấu hủ tiếu chính là điều làm nên hương vị khác biệt của từng nơi. Tại Sài Gòn, có rất nhiều hương vị tủ tiếu khác nhau như: hủ tiếu mực, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu cá, hủ tiếu gõ,...Nhưng chung quy lại hủ tiếu vẫn là một đặc sản Sài Gòn rất được lòng người dân và du khách.

6 món ăn "chân ái" Sài Gòn không thể bỏ lỡ mỗi khi đến nơi đây - 4

Đến Sài Gòn bạn không thể không thử món hủ tiếu cá mang hương vị của người Hoa. Nguyên liệu chính của hủ tiếu cá là cá lóc tươi được cắt thành từng lát, tô nước lèo ngon ngọt nấu từ xương kết hợp cùng với cải xà lách, ớt, chanh đã tạo nên món hủ tiếu cá đặc biệt đậm đà, thơm ngon.

Một phiên bản hủ tiếu khác dành cho các bạn yêu thích hải sản là hủ tiếu mực. Cách nấu hủ tiếu mực cũng giống như hủ tiếu truyền thống nhưng thịt hay cá sẽ được thay thế bởi mực. Đặc biệt, hương thơm và vị ngọt của mực cũng “rất gì và này nọ” nên hủ tiếu mực cũng là một trong những đặc sản Sài Gòn được mọi người yêu thích.

6 món ăn "chân ái" Sài Gòn không thể bỏ lỡ mỗi khi đến nơi đây - 5Tiếp theo là Hủ tiếu Nam Vang, tiếng vang của hủ tiếu cũng không cần phải nói đến. Là một trong những món hủ tiếu Sài Gòn được du nhập từ Campuchia, người dân địa phương đã biến hóa và tạo nên nồi nước lèo trong veo, mang vị thanh ngọt đặc trưng của Việt Nam để trở thành đặc sản nức tiếng sài thành.

3. Sủi cảo

Là nơi có nhiều người Hoa sinh sống nên không quá lạ khi một trong những đặc sản Sài Gòn lại xuất phát từ món ăn của người Hoa. Đặc trưng là món sủi cảo, một đặc sản làm người say mê bởi sự mềm dẻo cùng hương vị đa dạng và đặc biệt thơm ngon.

6 món ăn "chân ái" Sài Gòn không thể bỏ lỡ mỗi khi đến nơi đây - 6

Sủi cảo được chế biến tương tự hoành thánh nhưng to hơn, có nhân đa dạng hương vị hơn và nhiều thịt hơn. Sủi cảo thường thấy nhất là bánh có lớp vỏ màu vàng, nhân thịt và cả một con tôm. Ngoài ăn với nước chấm thì sủi cảo có thể ăn với mì hoặc chiên giòn. Các bạn đến tiệm có thể lựa chọn nhân phù hợp với sở thích của mình.

4. Bánh mì kẹp

Bánh mì là món ăn rất thân thuộc và gần gũi hâu như với tất cả người dân Việt Nam. Đặc biệt là ở Sài Gòn, khi đi trên các con đường bạn đều dễ dàng nhìn thấy những tiệm bánh mì hay xe bánh mì nhiều vô số.

6 món ăn "chân ái" Sài Gòn không thể bỏ lỡ mỗi khi đến nơi đây - 7

Sài Gòn được mệnh danh là vùng đất khai sinh ra bánh mì thịt, món ăn đường phố hết sức bình dị có thể mang theo người và thưởng thức ở mọi thời điểm trong ngày, lấy lòng nhiều đối tượng khách hàng. Bởi vậy, nếu đến Sài Gòn bạn dễ dàng bắt gặp vô số xe đẩy bánh mì thịt ở bất kỳ địa điểm, con đường nào, bất kể là sáng, trưa, chiều hay tối.

6 món ăn "chân ái" Sài Gòn không thể bỏ lỡ mỗi khi đến nơi đây - 8

Ngày nay, bánh mì Sài Gòn được phát triển muôn kiểu thiên hình, vạn trạng cả về hình thức lẫn chất lượng, có lẽ không nơi nào có nhiều tiệm bánh mì từ bình dân đến cửa hàng sang trọng như Sài Gòn. Cũng từng ấy nguyên liệu, nhưng mỗi địa điểm bán lại mang một màu sắc rất riêng mà tin chắc rằng ai ai trong chúng ta cũng từng có một quán “ruột” của riêng mình.

Chuyên trang du lịch của tờ The Guardian đã bình chọn bánh mì Sài Gòn thuộc top 10 món ăn đường phố ngon và hấp dẫn nhất thế giới

5. Phá lấu

Vi vu những con đường ẩm thực, vỉa hè hay con hẻm sẽ không khó để bạn tìm ra một quán phá lấu thơm ngon chất lừ. Phá lấu được làm từ những nguyên liệu chính là các bộ phận như lưỡi, tai, ruột và bao tử của heo, bò hoặc vịt. Món này thường được ăn kèm với bánh mì, bún hoặc cơm trắng

6 món ăn "chân ái" Sài Gòn không thể bỏ lỡ mỗi khi đến nơi đây - 9

Để làm được phá lấu thơm ngon không có mùi, người đầu bếp phải sơ chế rất kỹ, ướp gia vị khéo léo che đi mùi của nội tạng. Không những thế, hương vị của nồi nước dùng cũng quan trọng không kém để tạo nên một tô phá lấu vừa thơm, vừa béo vừa ngon ngọt vừa ăn. 

Phá lấu có nguồn gốc từ người Tiều trở thành đặc sản khắp nẻo tại Sài Gòn được giới trẻ và du khách cực kỳ ưa chuộng

6. Bánh tráng trộn

Không ai nhớ chính xác món bánh tráng trộn được xuất hiện khi nào, nhưng đến Sài Gòn mà bạn chưa từng ngồi vỉa hè ăn bánh tráng trộn uống trà sữa là chưa được tính đã đến Sài Gòn rồi đó.

6 món ăn "chân ái" Sài Gòn không thể bỏ lỡ mỗi khi đến nơi đây - 10

Bánh tráng trộn có thành phần chính là bánh tráng cắt sợi, trộn với tôm khô chiên mỡ, các thành phần còn lại thay đổi theo người bán, các thành phần thường thấy là phổi bò cháy, rau răm, đu đủ chua sợi, sốt tương, đậu phộng…

Bánh tráng trộn không nên để lâu vì như vậy bánh sẽ mềm, không ngon..

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hàn Mai

CLIP HOT

Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa
Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa

Ăn một miếng phở Vân Cù, người sành ăn sẽ nhận ra thứ hương vị, bánh phở không giống với bất cứ một loại phở nào. Vị ngọt đậm, béo nhưng thanh của nước dùng “quyện” trong từng sợi phở dai, giòn, bóng mướt.