Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch một năm nhìn lại
Với phương châm “Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến”, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cả nước đã nỗ lực, sáng tạo, thích ứng nhanh chóng, kịp thời đề xuất và tổ chức thực hiện tốt nhiều chủ trương, chính sách mới góp phần cùng cả nước vượt qua thách thức, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra trong năm 2021.
Mang đến “Liều vắc xin tinh thần”
Trong năm qua, vai trò, vị thế của ngành Văn hoá được nâng cao khi tổ chức thành công Hội nghị Văn hóa toàn quốc, được Chính phủ giao nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng Chương trình tổng thể quốc gia về phát triển văn hóa Việt Nam. Lần đầu tiên Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật được ban hành, tạo hành lang nhận thức chuẩn mực hơn cho cộng đồng, trong đó có người nổi tiếng và người hoạt động nghệ thuật.
Chương trình nghệ thuật online “Cháy lên” được livestream giữa mùa dịch tại 5 điểm cầu ở Hà Nội.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt được thực hiện trên nền tảng số, các nghệ sĩ biểu diễn không khán giả nói lên thực trạng khó khăn của ngành Văn hoá. Tuy nhiên, đây chính là lúc các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tình đồng chí nghĩa đồng bào tiếp tục được phát huy mạnh mẽ, mang đến “Liều vắc-xin tinh thần” phục vụ, cổ vũ nhân dân cùng nhau đoàn kết, vượt qua đại dịch.
Dịp cuối năm, tin vui đến khi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản được nhiều địa phương quan tâm thực hiện tốt, lan tỏa nét đẹp di sản văn hóa trong đời sống cộng đồng. Các bảo tàng, ban quản lý di tích tại các tỉnh, thành thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, triển khai các hoạt động về quản lý di sản tư liệu. Một số bảo tàng đã đổi mới sáng tạo hình thức hoạt động, phục vụ khách tham quan từ xa, nổi bật với chương trình tham quan thực tế ảo 3D, trưng bày trực tuyến...
Trong năm qua, công tác quản lý Nhà nước, phát triển sự nghiệp thể dục thể thao có nhiều tiến bộ; các chỉ tiêu cơ bản về thể dục thể thao quần chúng đều hoàn thành và vượt kế hoạch; giành được nhiều thành tích ấn tượng tại các Đại hội và các giải thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới. Minh chứng là lần đầu tiên trong lịch sử Đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam lọt vào vòng loại thứ ba FIFA World Cup 2022. Đội tuyển Futsal lần thứ hai giành quyền dự vòng chung kết FIFA Futsal World Cup. Vận động viên cử tạ khuyết tật Lê Văn Công giành Huy chương Bạc hạng 49kg nam Paralympic 2020 Nhật Bản; nữ võ sĩ Nguyễn Thị Thu Nhi trở thành võ sĩ boxing Việt Nam đầu tiên giành đai vô địch WBO thế giới hạng nhẹ.
Ngoài ra, các hoạt động thể dục thể thao quần chúng đã có sự chuyển hướng, thích ứng an toàn trước dịch bệnh. Nhân dân được hướng dẫn, tuyên truyền tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, thể lực, phòng, chống dịch bệnh với chủ đề “Cả nhà tập ngay, đánh bay Covid-19”. Hiện tại, ngành Thể dục Thể thao đang chuẩn bị tích cực cho công tác tổ chức SEA Games 31 sắp tới. Các vận động viên tiếp tục được tập huấn tập trung tại các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia và các cơ sở huấn luyện khác trong toàn ngành.
Đẩy mạnh số hoá, quảng bá ẩm thực
Đối với lĩnh vực du lịch, trước những khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, ngành đã nỗ lực triển khai các hoạt động ứng phó với dịch bệnh và tái khởi động thông qua chương trình kích cầu du lịch nội địa “Việt Nam: Đi Để Yêu!” và chiến dịch xúc tiến, quảng bá để mở cửa đón khách quốc tế “Live fully in Vietnam”. Ngay sau khi Chính phủ có Nghị quyết 128 về việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, được sự cho phép của Chính phủ, cuối tháng 11/2021, ngành Du lịch đã thí điểm đón khách du lịch quốc tế có “hộ chiếu vắc-xin”. Số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2021 ước đạt 3.500 lượt. Khách du lịch nội địa ước đạt 40 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch năm 2021 ước đạt 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với năm 2020.
Năm 2021, Việt Nam tiếp tục được thế giới vinh danh bằng những giải thưởng quốc tế uy tín: Điểm đến hàng đầu châu Á, Điểm đến du lịch bền vững hàng đầu châu Á, Điểm đến Golf tốt nhất thế giới và châu Á. Bên cạnh đó là rất nhiều giải thưởng danh giá dành cho các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, điểm du lịch, nhà hàng, công ty du lịch, hãng hàng không của Việt Nam. Với những nỗ lực nhằm tái thiết và phục hồi hoạt động ngành du lịch Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam vinh dự được tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) trao tặng danh hiệu “Cơ quan quản lý du lịch hàng đầu châu Á”.
Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của ngành VHTTDL vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương những nỗ lực của ngành với nhiều sự kiện nổi bật như tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc, tham dự Triển lãm Thế giới EXPO 2020 Dubai, huy động đội ngũ văn nghệ sĩ tham gia sáng tác, biểu diễn phục vụ bệnh nhân, đội ngũ y tế và nhân dân cùng phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vào tham gia công tác phòng chống dịch…
Bước sang năm 2022, trong bối cảnh bình thường mới, Phó Thủ tướng đề nghị toàn ngành cần tập trung rà soát toàn bộ các lĩnh vực do Bộ VHTTDL quản lý để tham mưu cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách để quản lý tốt các hoạt động của ngành như đã thể hiện tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vừa qua. Trong đó, tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ các lĩnh vực đồng thời xây dựng, quảng bá cho văn hóa ẩm thực để biến Việt Nam trở thành bếp ăn hàng đầu của thế giới trong những năm tới.
Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng chương trình đón khách quốc tế trong năm 2022. Các đại sứ và đại diện cơ quan du lịch...