Hà Nội: Chủ khách sạn, homestay chật vật kinh doanh vì "đói khách"

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Dịch Covid-19 đã được kiểm soát nhưng ngành du lịch còn gặp nhiều khó khăn. Số lượng khách đặt phòng chỉ tính trên đầu ngón tay, khiến cho chủ các cơ sở khách sạn, homestay chật vật tồn tại hoặc chuyển nghề khác để kiếm sống.

Hà Nội: Chủ khách sạn, homestay chật vật kinh doanh vì "đói khách" - 1

Chật vật đổi nhiều nghề

Có hơn 10 năm kinh nghiệm quản lý nhà nghỉ, khách sạn tại phố cổ Hà Nội, nhưng từ đầu năm tới nay, chị Phạm Thị Huế (37 tuổi, trú tại Hà Nội) phải đóng cửa một khách sạn, hai cơ sở homestay vì không có khách.

Chị Huế cho hay, sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng khách quốc tế đến với Hà Nội là không có, khách trong nước thì số lượng rất hạn chế nên công việc kinh doanh bị ảnh hưởng nhiều, chị phải chuyển sang đủ các nghề để có tiền trang trải đóng học phí cho hai con của chị.

Hà Nội: Chủ khách sạn, homestay chật vật kinh doanh vì "đói khách" - 2

Chị Huế về lau dọn nhà sau một thời gian cửa kín then cài.

Được biết, khi chưa xảy ra dịch Covid-19, mỗi tháng thu nhập của chị Huế khoảng từ 20 - 25 triệu đồng. Nay lượng khách đi du lịch giảm sút nhiều, thu nhập hiện tại chỉ khoảng từ 2 - 3 triệu đồng/tháng. Số tiền ít ỏi kia cũng không thể trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày, cũng như các khoản học phí của hai con, chị phải nhận trợ cấp thực phẩm từ quê gửi lên và những khoản tiền tiết kiệm trước đây cũng dần cạn kiệt.

Hà Nội: Chủ khách sạn, homestay chật vật kinh doanh vì "đói khách" - 3

Những căn phòng được bố trí với đầy đủ tiện nghi, đến giờ chưa biết khi nào mới có thể đón khách quốc tế trở lại.

Nhiều bạn bè, hội nhóm cùng làm du lịch, khách sạn tại phố Cổ như chị Huế cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như chị, tất cả đều phải đóng cửa cơ sở kinh doanh vì thu nhập thấp, số lượng khách đặt phòng rất ít nên không đủ tiền để thuê nhà, buộc phải trả nhà, một số người rẽ ngang sang công việc khác như, kinh doanh online, tư vấn bảo hiểm, chạy grab,…để kiếm thêm thu nhập, chị Huế chia sẻ.

Câu chuyện khó khăn cũng đến với anh Thịnh (35 tuổi, trú tại Hà Nội), chủ chuỗi homestay với hơn 5 năm tuổi nghề. Anh tâm sự, dịch COVID-19 khiến anh cũng như những người làm dịch vụ đã phải thay đổi công việc, xoay xở để có thể “bám trụ” với nghề. Từ đầu năm 2020, thu nhập từ đặt phòng tại các cơ sở của anh gần như không có. Trong thời gian 2 đợt dịch, homestay anh Thịnh đang làm việc phải đóng cửa hoàn toàn. Thời điểm đó, anh phải dùng số tiền tiết kiệm cũng như xoay sở làm thêm để trang trải cuộc sống.

Chờ đợi du lịch phục hồi

Đó là mong muốn của rất nhiều những hộ kinh doanh nhà nghỉ, cũng như doanh nghiệp, quản lý trong ngành du lịch trước tình hình dịch Covid-19 trong nước đang được kiểm soát tốt.

Theo anh Lê Đức Lợi giám đốc công ty TNHH Dịch vụ Thương mai và Du lịch Thuận Lợi, khả năng đến cuối năm 2021, du lịch quốc tế vẫn chưa thể hoạt động trở lại, còn du lịch nội địa thì mới tái hồi sinh. Do đó những chuỗi nhà nghỉ, homestay vốn ngắn có nguy cơ phá sản là rất cao.

"Ngành dịch vụ trong thời gian tới có thể phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là: Tình hình kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam, phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài và hợp tác quốc tế với các đối tác kinh tế trọng yếu của Việt Nam, mở cửa khơi thông các tuyến hàng không”, anh Lợi cho biết thêm.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

An Khang (Báo Công Luận)

CLIP HOT