Vì sao Khu công nghệ cao hàng trăm tỷ ở Bạc Liêu chưa thể hoạt động?

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Theo quyết định phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất của Chính phủ thì Bạc Liêu không có khu công nghệ cao. Vì vậy, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu sau 7 năm thành lập vẫn chưa hoạt động.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nói về hướng tháo gỡ khó khăn tại khu nông nghiệp công nghệ cao

Tại Hội nghị cung cấp thông tin báo chí quý I/2024, do UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức chiều ngày 3/4, một trong những vấn đề nóng được các phóng viên đưa ra là việc quy hoạch đất đai, định giá đất, cho thuê đất. Cụ thể là Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu.

Khó khăn pháp lý phải sớm được tháo gỡ

Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 24/5/2017. Qua 7 năm triển khai, dự án vẫn chưa hoạt động vì các thủ tục pháp lý liên quan đến tên gọi, mục đích sử dụng đất.

Được Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều phân công trả lời về vướng mắc của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bạc Liêu Nguyễn Bình Thuận nói rằng dự án được thành lập theo quyết định của Thủ tướng, căn cứ theo Luật Công nghệ cao năm 2008.

Vì sao Khu công nghệ cao hàng trăm tỷ ở Bạc Liêu chưa thể hoạt động? - 1

 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu. Ảnh: An Thanh.

Đến khi lập thủ tục đất đai thì theo Luật Đất đai năm 2013 chỉ quy định về đất cho khu kinh tế, khu công nghiệp và khu công nghệ cao (đất phi nông nghiệp). Trong khi đó, Khu công nghệ cao của Bạc Liêu lại là đất nông nghiệp nên Sở TN&MT Bạc Liêu đã tham mưu UBND tỉnh xin ý kiến Bộ TN&MT.

Tháng 9/2023, Bộ TN&MT có văn bản cho dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu áp dụng là đất khu công nghệ cao (đất công nghiệp). Tuy nhiên, theo quyết định phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất của Chính phủ thì Bạc Liêu không có khu nghệ cao. Vì vậy, tỉnh Bạc Liêu phải làm văn bản đề nghị Bộ TN&MT tham mưu Chính phủ phân bổ đất công nghệ cao cho tỉnh để tỉnh có cơ sở đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của TP Bạc Liêu vì căn cứ giao đất phải theo quy hoạch sử dụng đất.

Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bạc Liêu Nguyễn Bình Thuận, đến nay Bộ TN&MT vẫn chưa có ý kiến dù tỉnh đã có nhiều văn bản gửi đi. Tháng 4/2024 này, dự kiến Bộ TN&MT sẽ làm việc với lãnh đạo tỉnh để tháo gỡ khó khăn về thủ tục đất cho Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu.

Khu nông nghiệp công nghệ cao rộng hơn 418 ha

Theo Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 24/5/2017 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu vào Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hưởng đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ với địa điểm quy mô quy định tại Điều 2 Quyết định này.

Cụ thể, tại Điều 2 của quyết định này là thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu được xây dựng tại xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, với tổng diện tích tự nhiên toàn khu là 418,91 ha.Vì sao Khu công nghệ cao hàng trăm tỷ ở Bạc Liêu chưa thể hoạt động? - 2

Quyết định thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu.

Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy chế hoạt động của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, bao gồm: Quản lý Nhà nước, đầu tư xây dựng, hoạt động theo chức năng và dịch vụ.

Mục tiêu của dự án là hình thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nòng cốt là các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp tham gia đầu tư để phát triển công nghệ cao trong ngành công nghiệp tôm hoặc ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ phát triển ngành công nghiệp tôm có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao; xây dựng các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao để nhân rộng ra các vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Bạc Liêu, vùng bán đảo Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Theo chức năng, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu là khu công nghệ cao tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào ngành tôm; gia hóa tôm bố mẹ, sản xuất giống, nghiên cứu quy trình nuôi, nghiên cứu chế biến thức ăn, các ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất chế phẩm sinh học, bảo quản chế biến, đào tạo, tiếp nhận, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ ngành tôm của tỉnh, vùng bán đảo Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

3 hoạt động chính của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Trong Quy chế hoạt động của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký, hoạt động khoa học và công nghệ được đặt vào vị trí hàng đầu với 2 ý chính. Thứ nhất là nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình nuôi tôm úng dụng công nghệ cao chủ yếu trong lĩnh vực tôm giống, bảo quản, chế biến tôm thương phẩm, sản xuất chế phẩm sinh học; tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực liên quan đến con tôm.

Việc thứ 2 là các hoạt động khoa học và công nghệ được hưởng các ưu đãi theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ; khuyến khích các tổ chức khoa học công nghệ triển khai thực hiện các nghiên cứu ứng dụng trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Vì sao Khu công nghệ cao hàng trăm tỷ ở Bạc Liêu chưa thể hoạt động? - 3

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Bạc Liêu Nguyễn Bình Thuận trả lời báo chí. Ảnh: An Thuyên.

Đối với hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp, Quy chế nêu rõ hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao bao gồm: Dạy nghề; đào tạo và huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý về ứng dụng công nghệ cao trong ngành tôm; tham gia đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ trong một số chuyên ngành về nuôi trồng, bảo quản, chế biến, công nghệ sinh học; đào tạo nông dân trong tỉnh, vùng và cả nước về ứng dụng công nghệ cao trong ngành tôm. Hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao trong ngành tôm thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo.

Về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, Quy chế quy định hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bao gồm: Gia hóa tôm bố mẹ, sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao; tổ chức sự kiện, hội chợ, triển lãm, trình diễn công nghệ và sản phẩm tôm ứng dụng công nghệ cao; thực hiện dịch vụ công nghệ cao trong ngành tôm, dịch vụ cung ứng vật tư, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thực hiện theo cơ chế thị trường, theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và các quy định hiện hành khác có liên quan.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Duy Khang

CLIP HOT