Vì sao du khách Hàn Quốc đang đổ về Việt Nam?

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thời nay, mọi người thường có xu hướng thích đi "du lịch dài hạn" để thư giãn, trốn khỏi cuộc sống thành phố ồn ào, vội vã.

Theo The Korea Herald, cứ 4 du khách đến Việt Nam có một người tới từ Hàn Quốc. Người Hàn Quốc do vậy được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hồi sinh ngành du lịch Việt Nam.

Khoảng 2,95 triệu du khách nước ngoài đã ghé thăm Việt Nam trong năm nay, tính đến tháng 11. Trong đó, người Hàn Quốc chiếm 760.000 người, tiếp theo là người Mỹ (266.087 người) và người Campuchia (172.475 người), dựa trên dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Vì sao du khách Hàn Quốc đang đổ về Việt Nam? - 1

Nhiều người Hàn Quốc hiện thích đi du lịch Việt Nam. Trong ảnh là Cầu Vàng nổi tiếng ở Đà Nẵng - điểm đến thu hút du khách nước ngoài. Ảnh: Hana Tour.

Xu hướng "du lịch dài hạn"

Một yếu tố khiến số lượng lớn người Hàn Quốc đến Việt Nam là xu hướng du lịch mới - "du lịch dài hạn" (longcation). Thuật ngữ này đề cập đến một kỳ nghỉ dài hạn với nhịp độ chậm, trong đó khách du lịch thường ở một khu phố duy nhất trong suốt chuyến đi.

"Trước dịch Covid-19, du khách Hàn Quốc lần đầu đến Việt Nam thường ghé thăm Hà Nội và TP.HCM. Còn hiện tại, họ đặt máy bay thẳng đến Đà Nẵng, Phú Quốc hoặc Nha Trang. Cả 3 đều là điểm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng, cách xa đám đông nhộn nhịp ở các thành phố lớn", một cán bộ tại công ty du lịch hàng đầu Hàn Quốc - Hanatour - cho biết.

Đà Nẵng, nằm ở miền Trung Việt Nam, được biết đến với khung cảnh biển tuyệt đẹp với lối đi bộ ven sông rộng, những người bán thức ăn đường phố, quán cà phê, nhà hàng...

Bãi biển Mỹ Khê trải dài 30 km dọc theo bờ biển là địa điểm nổi tiếng để ngắm mặt trời lặn. Một loạt các khu nghỉ dưỡng sang trọng và chỗ ở thân thiện với gia đình cũng có tại Đà Nẵng.

Một điểm đến phổ biến cho tất cả loại hình thể thao dưới nước - Phú Quốc, nằm ở miền Nam Việt Nam. Du khách thích khám phá đảo có thể đi bộ xuyên qua dãy núi tươi xanh và những khu rừng trên khắp hòn đảo. Những bữa tiệc hải sản tươi sống đặc trưng với nước mắm nổi tiếng là một điểm nhấn khác tại Phú Quốc.

Nha Trang cũng trở thành điểm đến du lịch dài ngày của giới trẻ Hàn Quốc. Cùng với ánh nắng bất tận trên bãi biển, khu vực này có các địa điểm văn hóa hấp dẫn để khám phá vào ban ngày và khung cảnh giải trí sôi động về đêm để tận hưởng sau khi mặt trời lặn.

Vì sao du khách Hàn Quốc đang đổ về Việt Nam? - 2

Khi đến Phú Quốc, du khách có thể tham gia các hoạt động khám phả đảo, đi chợ đêm... Ảnh: Hana Tour.

Người trẻ Việt thích du lịch Hàn Quốc

Lượng khách du lịch từ Việt Nam đến Hàn Quốc trong năm nay ghi nhận 134.101 lượt tính đến tháng 10, tỷ lệ phục hồi 28% so với trước đại dịch năm 2019, đạt 553.731 lượt, dựa trên thống kê của KTO.

"Hơn một nửa số khách du lịch từ Việt Nam đến Hàn Quốc ở độ tuổi 20-30, những người đặc biệt quan tâm đến việc mua sắm và thử các món ăn xứ kim chi đích thực", Lee Jae-hoon - Trưởng đại diện tại Văn phòng KTO Việt Nam - nói với The Korea Herald.

Đỗ Thị Thanh Huyền (23 tuổi, sinh viên Việt Nam theo học ngành Kinh doanh tại Đại học Soongsil) cho biết khách du lịch thuộc thế hệ của cô thường bắt đầu bằng việc làm hoặc tham quan những gì họ đã xem trên phim truyền hình Hàn Quốc và các chương trình giải trí.

"Mọi người biết hanbok và hanok, nhưng họ không biết chúng có nguồn gốc từ đâu và những câu chuyện đằng sau chúng. Tôi hy vọng nhiều du khách Việt Nam có thể đến Hàn Quốc để trải nghiệm các thành phố khác như Jeonju, Andong, Tongyeong...", cô chia sẻ.

Theo ông Lee, với việc mở cửa biên giới cho du lịch quốc tế, mọi người cho rằng du lịch không phải hoạt động đơn lẻ mà là một phần trong lối sống của họ khi ở nước ngoài với các mục đích khác nhau.

"Sinh viên đến học tiếng Hàn, cũng như các công ty Việt Nam đi công tác tại Hàn Quốc, có thể đóng góp vào sự tăng trưởng trong ngành du lịch nói chung của Hàn Quốc", ông Lee nói.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Duy Khôi

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!