Đất nước đầu tiên trên thế giới công khai không cần du khách

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Để du lịch Bhutan, du khách phải trả phí 200 USD cho mỗi ngày, không bao gồm bất cứ dịch vụ như khách sạn, ăn uống, đi lại...

Có mặt ở Bhutan những ngày này, bạn phải trả phí. Theo chương trình Phí phát triển bền vững triển khai từ tháng 9.2022, du khách sẽ phải chi trả 200 USD/ngày (so với 65 USD trước kia). Một chuyến đi đến Bhutan thường kéo dài khoảng 7 - 10 ngày, vị chi, du khách tốn khoảng 2.000 USD (25 triệu đồng) cho riêng khoản phí nói trên.

Đất nước đầu tiên trên thế giới công khai không cần du khách - 1

Điểm tham quan nổi tiếng Bhutan - tu viện Tiger Nest. Ảnh: PV

Theo Traveller, với khoản phí này, Bhutan trở thành quốc gia đắt đỏ nhất thế giới, xét về thị thực (khách trả phí khi xin thị thực). Ngay cả Guinea Xích đạo, nơi thu phí du khách 800 USD cho thị thực nhập cảnh một lần, cũng không thể đắt hơn Bhutan, trừ khi khách đến Bhutan trong 1 hoặc 2 ngày - điều không thể xảy ra.

Vậy điều gì khiến du khách phải chịu trả một khoản phí như vậy để đến Bhutan? Đất nước này có những gì thu hút du khách? Đây chính là điểm thú vị, bởi thật sự Bhutan không cần đông du khách.

Bhutan làm du lịch theo cách không đất nước nào làm được. Mặc dù là quốc gia đang phát triển, GDP thấp nhưng Bhutan không kiếm tiền từ du lịch và Phí phát triển bền vững được đặt ra để ngăn dòng du khách đổ về đây.

"Chúng tôi có cách rõ ràng để bảo vệ đất nước của mình. Chúng tôi không coi du lịch là hoạt động kiếm tiền lẫn không coi du lịch là cách để tạo thu nhập cho đất nước. Tất cả doanh thu từ Phí phát triển bền vững được dùng tái đầu tư vào các sản phẩm du lịch. Vì vậy, khách du lịch trước trả phí thì khách du lịch đến sau được hưởng lợi", Lotay Tshering, Thủ tướng Bhutan trao đổi với Traveller.

Về cơ bản, đây là quốc gia thẳng thắn thừa nhận thật lòng không cần du khách. Hoặc ít nhất không cần nhiều du khách. Dĩ nhiên, nếu du khách muốn đến Bhutan, đất nước này luôn sẵn sàng chào đón nhưng bạn sẽ phải trả nhiều tiền cho đặc quyền đó.

Bhutan từ lâu đã không muốn đón nhiều du khách nhằm bảo vệ môi trường cũng như bảo tồn văn hóa. "Nền văn hóa của chúng tôi rất nhạy cảm và chúng tôi muốn gìn giữ theo cách này để truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Bhutan muốn bảo vệ môi trường đất nước nguyên sơ hoặc tốt hơn so với hiện tại vì trong vòng 10 năm qua đã xuống cấp. Những năm gần đây, Bhutan đã chứng kiến những tác hại của du lịch đại chúng và chúng tôi không muốn dùng du lịch để tạo doanh thu dưới mọi hình thức", ông Tshering nói thêm.

Với khoản phí kể trên, Bhutan tập trung vào "khách ít, giá trị cao", mục tiêu thu hút khách thực sự muốn đến đất nước này và khách không quan tâm đến tiền.

Chính phủ Bhutan chắc chắn đã nhìn vào những địa điểm đông đúc du khách như Amsterdam, Barcelona, Kyoto, Venice, Bali và lắc đầu: "Không, cảm ơn!". Có bao nhiêu du khách đã nghĩ, "Với 200 đô la Mỹ trả phí mỗi ngày ở Bhutan, tôi có thể tiêu xài thả ga ở các nước gần đó như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam hoặc thậm chí Nhật Bản?".

Bhutan là quốc gia đầu tiên công khai không cần du khách bằng cách dựng lên rào cản phí cao ngất ngưởng. Nhưng chắc chắn sẽ không phải là nước cuối cùng khi du khách tăng nóng trở lại sau đại dịch. Nhiều du khách nghĩ mình đang đem tiền đóng góp vào các nền kinh tế trên thế giới và trao đổi văn hóa, không phải phá hoại. Du lịch là bình đẳng.

Nhưng điều đó không còn đúng ở Bhutan.

Bhutan là đất nước nhỏ bé nằm sau dãy Himalaya, được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất châu Á. Thịnh vượng của đất nước này được đo bằng chỉ số hạnh phúc. 70% diện tích Bhutan được bao phủ bởi rừng. Điểm đến nổi tiếng nhất của Bhutan là tu viện Tiger Nest nằm cheo leo trên vách núi đá granite cao 3.000m. Hiện có một số công ty du lịch Việt bán tour đến Bhutan.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

N. Trần Tâm (Báo Thanh Niên)

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!