Sẽ không còn cảnh du lịch như 'ong vỡ tổ' hậu Covid-19

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thay đổi lớn trong ngành du lịch sau đại dịch sẽ diễn ra trên 4 lĩnh vực: nhu cầu du lịch, mối quan tâm về sức khỏe và vệ sinh, xu hướng số hóa, tính bền vững.

Năm 2019, số lượng du khách đi nước ngoài đạt mức 1,5 tỷ người. Ngành du lịch tạo ra hơn 330 triệu việc làm và đóng góp 10% GDP toàn cầu, theo World Travel and Tourism Council (tạm dịch: Hội đồng Du lịch Thế giới).

Sự bùng nổ của du lịch đại chúng giúp nhiều người đặt chân đến những vùng đất mới mà không tìm hiểu về văn hóa địa phương hay ngôn ngữ nơi đó. Nhiều du khách chỉ gặp người bản địa khi được dọn phòng khách sạn.

16 tháng đóng cửa vì đại dịch Covid-19 đã khiến ngành du lịch lao đao. Tuy nhiên, ngành công nghiệp khổng lồ nắm giữ hàng trăm triệu việc làm này sẽ không sụp đổ. Nó sẽ trở lại với hy vọng thay đổi theo chiều hướng bền vững, tốt đẹp hơn, South China Morning Post nhận định.

Sẽ không còn cảnh du lịch như 'ong vỡ tổ' hậu Covid-19 - 1

Bãi biển Karon của Phuket (Thái Lan) vắng lặng vào ngày 30/9/2020. Ảnh: SCMP.

Báo cáo của World Travel and Tourism Council vào tháng 9/2020 xác định 4 thay đổi lớn trong du lịch tương lai: nhu cầu du lịch, mối quan tâm về sức khỏe và vệ sinh, xu hướng số hóa, tính bền vững.

Về nhu cầu, du khách sẽ chuyển sang thích những thứ quen thuộc, dễ đoán và đáng tin cậy, đồng nghĩa với du lịch địa phương được thúc đẩy. Điều đó sẽ được thể hiện rõ ở các quốc gia lớn có nền tảng du lịch vững chắc như Mỹ, các nước châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc.

Khách du lịch quốc tế sẽ lưu tâm hơn với những đặc điểm địa phương thay vì ồ ạt kéo tới bất kỳ nơi nào chứa tổ hợp "biển xanh, cát trắng, nắng vàng". Những chuyến du lịch trọn gói của các hãng hàng không sẽ trở nên lỗi thời.

Mối quan tâm về sức khỏe và vệ sinh không dừng lại ở mức tạm thời. Việc tham dự các sự kiện, đặc biệt là những sự kiện trong nhà và đông người, gặp nhiều thách thức.

Đại dịch đã làm du lịch nước ngoài trở nên nguy hiểm, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển với cơ sở hạ tầng y tế yếu kém. Các thủ tục hành chính rườm rà để kiểm tra du khách trong mùa dịch sẽ cản trở nhu cầu này.

Xu hướng số hóa trong du lịch sẽ can thiệp và gây ảnh hưởng theo hai hướng đối nghịch. Một mặt, mạng xã hội sẽ giúp lên kế hoạch cho chuyến đi mà không cần tiếp xúc con người và giảm sự lệ thuộc vào công ty du lịch. Mặt khác, nhu cầu về nguồn thông tin đáng tin cậy cũng có thể củng cố vai trò của các công ty du lịch.

Ngoài ra, kỹ thuật số hóa cũng sẽ làm dấy lên lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu trong du lịch quốc tế.

Cuối cùng và quan trọng nhất, tính bền vững được giải quyết hiệu quả. Du lịch đại chúng đã gây ra tác hại lớn đến môi trường, làm "ô nhiễm" trải nghiệm và sự thú vị của những chuyến đi.

Các bãi biển của đảo Bali (Indonesia) hoặc Boracay (Philippines) kém hấp dẫn hơn nhiều khi bị chất đầy rác thải nhựa và nước thải chưa qua xử lý. Chen chúc dọc Vạn Lý Trường Thành ở đoạn Bát Đạt Lĩnh với hàng nghìn người đi bộ khác hay xếp hàng để chinh phục đỉnh Everest đều hạ thấp độ thú vị của trải nghiệm.

Sẽ không còn cảnh du lịch như 'ong vỡ tổ' hậu Covid-19 - 2

Người Trung Quốc chen chúc ở Vạn Lý Trường Thành khi nỗi lo về dịch bệnh mờ nhạt dần. Ảnh: CNN.

Các chuyến đi công tác sẽ hạn chế nhưng có chủ đích hơn, bởi kiến thức sâu rộng về thị trường nước ngoài và các nền văn hóa khác nhau vẫn là điểm mấu chốt trong thành công của các doanh nghiệp quốc tế. Điều này gây ảnh hưởng ngành công nghiệp hàng không, song đây không phải tin xấu.

Trong tương lai, ngành du lịch có thể vẫn sẽ nắm giữ 330 triệu việc làm và phục vụ 1,5 tỷ người mỗi năm, thậm chí hơn. Tuy nhiên, du khách sẽ để tâm đến môi trường và văn hóa địa phương hơn. Những nhóm bạn nhỏ đi du lịch sẽ được hình thành thay thế cho những đoàn khách đông đúc như "ong vỡ tổ".

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Mai Hoàng (Theo Zing News)

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!