Chuyên gia hiến kế 8 giải pháp giúp du lịch Việt Nam phục hồi sau dịch

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trong giai đoạn 2022 - 2023, du lịch Việt Nam cần tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn, cũng như nắm bắt, tận dụng cơ hội, xu hướng mới.

Tại Hội thảo Du lịch Việt Nam 2021, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các hiệp hội, doanh nghiệp du lịch đã gửi tới nhiều ý kiến trao đổi, tham luận, hiến kế và góc nhìn có giá trị. Hội thảo tập trung vào đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn mới.

Chuyên gia hiến kế 8 giải pháp giúp du lịch Việt Nam phục hồi sau dịch - 1

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia.

TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã gửi đến hội thảo góc nhìn và phân tích của mình để du lịch Việt Nam phục hồi trong giai đoạn 2022 - 2023, được nhấn mạnh ở 8 nhóm giải pháp chính gồm thể chế - chính sách, huy động -phát triển nguồn lực, chuyển đổi số, thị trường, sản phẩm, du lịch bền vững và tiếp thị, quảng bá.

Chuyên gia hiến kế 8 giải pháp giúp du lịch Việt Nam phục hồi sau dịch - 2

Khách quốc tế đến Khánh Hòa vào 26/12/2021. Ảnh: TCDL.

Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách

Trong bài viết, nhóm tác giả đề xuất Chính phủ chỉ đạo sớm xây dựng, ban hành và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển du lịch giai đoạn 2022-2023 như là một cấu phần trong Chương trình phục hồi, phát triển KT-XH; Ban hành Chiến lược phát triển ngành du lịch giai đoạn 2022-2025, định hướng 2030; trong đó có các cấu phần về phát triển sản phẩm du lịch, phát triển thương hiệu du lịch, phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi số.

Bên cạn đó, đẩy nhanh hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển kinh tế số, du lịch số, nhất là các mô hình kinh doanh mới, bao gồm cả mô hình hỗn hợp (trực tiếp và trực tuyến), du kịch không chạm, du lịch MICE.

Chuyên gia hiến kế 8 giải pháp giúp du lịch Việt Nam phục hồi sau dịch - 3

Du lịch MICE sẽ là xu hướng mới khi được Chính phủ xây dựng cơ sở pháp lý để phát triển.

Hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu ngành du lịch, cung cấp đầy đủ kịp thời các chỉ tiêu du lịch gắn với các chỉ số cạnh tranh du lịch địa phương và cả nước; trong đó cần sớm hoàn thiện và công bố đầy đủ dữ liệu về đóng góp trực tiếp, gián tiếp và lan tỏa của ngành du lịch, để có đánh giá, quản lý và ưu tiên đầu tư phát triển phù hợp.

Các giải pháp huy động và phân bổ nguồn lực

TS. Cấn Văn Lực cho rằng cần tăng tỷ lệ chi ngân sách cho du lịch hàng năm hiện nay từ mức 1,4% lên 3-4% tổng chi ngân sách Nhà nước như một số các quốc gia trong khu vực, góp phần bảo đảm gia tăng năng lực cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam so với các quốc gia phát triển trong khu vực như Thái Lan, Singapore.

Chuyên gia hiến kế 8 giải pháp giúp du lịch Việt Nam phục hồi sau dịch - 4

Tuyến đường dài gần 14 km nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai với thị xã Sa Pa dự kiến đưa vào khai thác trong nửa đầu năm sau, kỳ vọng sẽ thúc đẩy du lịch tại đây phát triển. Ảnh: Báo Lào Cai.

Nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, Chính phủ có thể xem xét nghiên cứu thực hiện đầu tư công trực tiếp vào kết cấu hạ tầng các khu vực phát triển du lịch, kết cấu hạ tầng trọng điểm, liên kết vùng, bảo tồn di tích. Đẩy nhanh tiến độ các dự án cơ sở hạ tầng, nhất là cao tốc Bắc – Nam, sân bay, nâng cấp đường sắt;...

Ứng dụng KHCN và chuyển đổi số

Để phát triển du lịch, rất cần thiết xây dựng dự án phát triển du lịch thông minh, ứng dụng mobile, trí tuệ nhân tạo (AI), chatbot, IoT, dịch vụ thực tế ảo (VR) – du lịch không chạm trong lĩnh vực du lịch. Xây dựng phần mềm đăng ký, quản lý du lịch gắn với tương tác thực tế với khách du lịch thông qua các thao tác phản hồi, góp ý, chấm điểm, xếp hạng trực tuyến các dịch vụ, điểm du lịch Việt Nam.

Chuyên gia hiến kế 8 giải pháp giúp du lịch Việt Nam phục hồi sau dịch - 5

Ngày hội Du lịch TP.HCM năm 2021 lần đầu tiên được tổ chức trên không gian mạng.

Xây dựng mô hình quản lý điểm du lịch thông minh; các công cụ cho phép tương tác, giao tiếp thông qua AI; theo dõi phân tích nhu cầu, thói quen du lịch, từ đó tự động phát hiện những xu hướng, nhu cầu du lịch mới; ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý và cung cấp dịch vụ du lịch cho du khách.

Đa dạng sản phẩm, thêm nhiều trải nghiệm

Yếu tố không thể thiếu đó chính là phát triển đa dạng thị trường và sản phẩm du lịch, thông qua phát triển du lịch nội địa, đa dạng hóa thị trường quốc tế, trong đó trọng tâm là thị trường chi tiêu du lịch cao và lưu trú dài ngày như Châu Âu và Mỹ; đa dạng hóa các loại hình du lịch và tăng cường hợp tác du lịch quốc tế.

Nghiên cứu sâu hơn thị hiếu, hình thức, mong muốn trải nghiệm, độ tuổi, sở thích, thói quen, văn hóa, nhu cầu chi tiêu khách hàng thị trường Châu Âu, Mỹ từ đó thiết kế sản phẩm chất lượng cao phù hợp với thị trường mục tiêu.

Chuyên gia hiến kế 8 giải pháp giúp du lịch Việt Nam phục hồi sau dịch - 6

Du lịch nghỉ dưỡng giúp du khách tìm về chốn an yên sau ngày tháng bộn bề, dịch bệnh căng thẳng.

Phát triển các sản phẩm du lịch mới như du lịch mạo hiểm, du lịch nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, MICE gắn với chương trình, chiến lược thương mại, đầu tư, hội nhập, ngoại giao giữa Việt Nam với các đối tác toàn cầu.

Ttập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương phù hợp với lợi thế tài nguyên du lịch. Thúc đẩy phát triển du lịch nội địa làm cơ sở nền tảng vững chắc, cùng với việc đa dạng hóa, phát triển khách du lịch quốc tế; chú trọng liên kết vùng trong thiết kế, triển khai các chương trình du lịch.

Bảo tồn và phát triển môi trường du lịch bền vững

Để du lịch được phát triển bền vững, cần có các chương trình, quy chế bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, các điểm du lịch, trong đó có các quy định cụ thể về trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ công trình kiến trúc, cảnh quan sinh thái liên quan.

Chuyên gia hiến kế 8 giải pháp giúp du lịch Việt Nam phục hồi sau dịch - 7

Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát ở Tây Ninh mở thêm nhiều tour mới lạ, hấp dẫn giúp khách tham quan được cơ hội hòa mình vào thiên nhiên. Ảnh: TTXVN.

Xây dựng các kịch bản ứng phó sự cố môi trường tại các điểm, khu du lịch; nghiên cứu xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn bền vững về môi trường trong du lịch phù hợp với tình hình phát triển từng thời kỳ. Coi bảo về môi trường, bảo tồn văn hóa, di tích lịch sử, gắn với phát triển hài hòa du dịch như là một tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả du lịch.

Quảng bá du lịch trên mạng

Việt Nam cần đổi mới phương thức quảng bá du lịch; xây dựng, định vị hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, hiện đại, nhưng vẫn gìn giữ những nét văn hóa truyền thống dân tộc đặc sắc.

Chuyên gia hiến kế 8 giải pháp giúp du lịch Việt Nam phục hồi sau dịch - 8

Chương trình “Live Fully in Vietnam” được khởi động để chào đón khách quốc tế trở lại Việt Nam. Ảnh: TCDL.

Đẩy mạnh marketing, quảng bá du lịch điện tử, trực tiếp, phương tiện truyền thông quốc tế uy tín như các kênh truyền hình CNN, BBC, kênh truyền thông internet như YouTube, TikTok… tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế dễ dàng tiếp cận thông tin, hình ảnh con, người xã hội, văn hóa du lịch Việt Nam.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Sau đại dịch, nhân sự ngành du lịch biến động mạnh, cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh mới, tăng cường năng lực, khả năng thích ứng của nguồn nhân lực trong tình hình bình thường mới.

Chuyên gia hiến kế 8 giải pháp giúp du lịch Việt Nam phục hồi sau dịch - 9

Sau dịch, cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Có chương trình đào tạo nâng cao, tập trung cho 2 đối tượng chính là cán bộ quản lý ngành du lịch và cán bộ lao động trực tiếp ngành du lịch. Cùng với đó, đầu tư phát triển chương trình “người dân làm du lịch”, vì chính những người dân là đại sứ du lịch.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Khánh Duy

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!