Đến Cố đô xem chương trình Tết Huế

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Với chủ đề “Gắn kết yêu thương”, chương trình Tết Huế năm 2024 sẽ diễn ra trong thời gian 5 ngày với rất nhiều hoạt động ý nghĩa.

Chương trình này do Ban Dân vận Thành ủy Huế chủ trì, phối hợp với UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Huế, các cơ quan ban, ngành, đoàn thể, đơn vị và địa phương tổ chức.

Đến Cố đô xem chương trình Tết Huế - 1

Bánh in xứ Huế. Ảnh: Nguyễn Hiệp.

Ban tổ chức chương trình Tết Huế năm 2024 thông tin, chương trình Tết Huế năm 2024 nằm trong khuôn khổ và là điểm nhấn của Festival Tết Huế năm 2024.

Hoạt động này nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt tái hiện, giới thiệu, quảng bá các hoạt động của người dân Huế trong dịp đón Tết cổ truyền dân tộc, đồng thời góp phần chăm lo chính sách cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đoàn viên, hội viên khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Với chủ đề “Gắn kết yêu thương”, chương trình Tết Huế năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 1/2 đến ngày 5/2 tại Quảng trường Ngọ Môn (khu vực tiếp giáp cửa Quảng Đức), đường 23/8 và đường Lê Huân, TP Huế.

Chương trình sẽ diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như Hội thi làm mứt, bánh ngọt truyền thống và Hội thi gói, nấu bánh Chưng, bánh Tét “Hương vị ngày Tết”; Không gian trưng bày mâm ngũ quả, mâm bánh truyền thống, bình hoa ngày Tết và sản phẩm các hội thi; Không gian thao diễn, giới thiệu và trải nghiệm một số sản phẩm thủ công truyền thống Huế trong dịp Tết cổ truyền dân tộc.

Đến Cố đô xem chương trình Tết Huế - 2

Gói bánh trong chương trình Tết Huế năm 2023. Ảnh: Nguyễn Hiệp.

Bên cạnh đó, còn có không gian giới thiệu, quảng bá, trưng bày sản vật Huế, sản phẩm lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, đặc sản, sản phẩm tiêu biểu của địa phương, đơn vị và doanh nghiệp; Không gian “Chợ Xuân - Miền ký ức”; Không gian ẩm thực; Chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng, mừng Xuân”; Chương trình “Đêm hội Sắc Xuân”; Chương trình biểu diễn “Vũ khúc mùa Xuân”; Chương trình Vũ hội “Bước nhảy mùa Xuân”.

Ngoài ra, còn có chương trình biểu diễn võ thuật cổ truyền, lân sư rồng; trình diễn mâm cúng Giao thừa Tết Huế; Lễ rước phong vị sản vật của địa phương, đơn vị và doanh nghiệp “Dâng tiến hương Xuân”; hoạt động trao quà “Xuân yêu thương” cho các hộ nghèo, cận nghèo; đoàn viên, hội viên có hoàn cảnh khó khăn; các Trung tâm nuôi dạy trẻ em mồ côi, khuyết tật trên địa bàn thành phố...

Đến Cố đô xem chương trình Tết Huế - 3

Làm mứt Tết trong chương trình Tết Huế năm 2023. Ảnh: Nguyễn Hiệp.

Theo Ban tổ chức, sau 6 lần tổ chức, năm nay, chương trình Tết Huế ngày càng được nâng tầm về quy mô và chất lượng, đặc biệt dường như đã trở thành hoạt động văn hóa truyền thống thường niên, không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến Xuân của Huế.

Đặc biệt hơn, đến nay, chương trình Tết Huế đã thật sự lan tỏa đến các phường xã, cộng đồng dân cư, người dân… Chương trình Tết Huế, Tết đoàn kết đã được hưởng ứng diễn ra đầy ý nghĩa tại các địa phương, các thôn, tổ dân phố, khu dân cư, đình làng… và chợ Đông Ba với chương trình “Chợ Đông Ba - Xuân yêu thương”.

Thông qua các chương trình Tết Huế, Ban tổ chức phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã trao 5.965 suất quà trị giá gần 3,2 tỷ đồng. Riêng năm 2024, chương trình sẽ trao 1.965 suất quà trị giá hơn 1 tỷ đồng cùng sản phẩm của các hội thi như mứt, bánh, bánh Chưng và bánh Tét.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Nguyễn Hiệp

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.