‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Triển lãm đã trưng bày 100 hiện vật tiêu biểu thời vua Khải Định, thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 1

Ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực, TP. Huế) đang diễn ra triển lãm với chủ đề “Từ Musée Khải Định đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế”.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 2

Diễn ra đến hết ngày 23/11, triển lãm giới thiệu 100 hiện vật tiêu biểu thời vua Khải Định, thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 3

Đây là hoạt động được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức nhằm đánh dấu chặng đường 100 năm Musée Khải Định - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 4

Kim sách nói về việc vua Khải Định lên ngôi hoàng đế và nhận kim bảo truyền quốc.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 5

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 6

Công chúng tham quan triển lãm.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 7

An dân bảo kiếm.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 8

Bên trái là dụng cụ gắp, bên phải là chiếc thìa vàng.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 9

Ấn Khải Định Hoàng đế ngọc tỷ và ấn Khải Định Hoàng đế chi tỷ.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 10

Phía trên là bộ bình và khay; Bên dưới là bộ chén và khay.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 11

Nhiều hiện vật trưng bày ở triển lãm.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 12

Đài thờ bằng bạc.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 13

Triển lãm thu hút nhiều du khách đến thưởng lãm.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 14

Trấn phong bằng bạc, vàng.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 15

Đỉnh bằng bạc.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 16

Ấn Khải Định Đại Nam Hoàng đế

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 17

Bộ bình và khay.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 18

Hộp đựng thuốc.

‘Mục sở thị’ loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế - 19

Chén dĩa ngọc bịt vàng.

CLIP: "Mục sở thị" loạt cổ vật vô giá thời vua Khải Định ở bảo tàng xứ Huế:

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế được thành lập vào năm 1923 với tên gọi đầu tiên là Musée Khải Định, tọa lạc tại khuôn viên điện Long An - một trong những ngôi điện được đánh giá đẹp nhất của Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1993.

Hiện nay, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đang lưu trữ, trưng bày và bảo quản hơn 11 nghìn hiện vật. Phần lớn các hiện vật có xuất xứ từ cung đình triều Nguyễn như bộ sưu tập đồ sứ, đồ pháp lam, trang phục cung đình, ấn triện, nhạc khí dùng trong các cuộc lễ tế, tranh gương, sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng và khảm cẩn, súng thần công thời chúa Nguyễn và vua Nguyễn... Trong số đó, có 8 hiện vật/bộ hiện vật với 33 hiện vật đơn lẻ được Thủ tướng công nhận là Bảo vật quốc gia.

Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cho hay: “Năm 2023 là năm đánh dấu sự kiện Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tròn 100 năm hình thành và phát triển. Trải qua biến thiên của lịch sử, Bảo tàng đã nhiều lần thay đổi tên gọi, nhưng trụ sở chính của Bảo tàng vẫn là điện Long An và các thế hệ những người làm công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản cổ vật ngày nay vẫn tiếp tục truyền thống trong việc “sưu tập và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu phản ánh đầy đủ đời sống chính trị, xã hội, nghệ thuật và nghi lễ của nước Đại Nam””.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hải Vân

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.