Có một Hà Thành xưa cũ, cổ kính giữa lòng Sài Gòn đô hội
Nơi đây, Sài Gòn dường như "chậm" lại một chút, để người ta có thể cảm nhận trọn vẹn cái tinh túy, truyền thống của một món ăn dân dã đã trở thành biểu tượng của Việt Nam lan tỏa khắp Năm châu.
Nơi thực khách như “xuyên không” ngược dòng thời gian trở về một Hà Thành thanh lịch và cổ kính.
Nơi đó, các bạn trẻ du khách học cách dùng đũa sao cho sành điệu để thưởng thức bát phở nóng thanh tao hương phở Việt.
Và hương vị truyền thống đã khơi dậy cảm xúc cho thực khách khi thưởng thức bát phở thơm đến mức chỉ cần lướt qua cũng có thể đánh thức cả ký ức và hoài niệm.
Giữa guồng quay hối hả của đất Sài Thành, nơi những tòa nhà cao tầng vươn mình kiêu hãnh và nhịp sống sôi động cuốn con người ta vào vòng xoáy của công việc, khách lãng du bỗng nhiên khựng lại, một mùi hương quen thuộc, nồng nàn và quyến rũ, len lỏi vào từng ngóc ngách không gian, khơi gợi một miền nhớ da diết về Hà Nội, về những buổi sáng se lạnh bên bát phở nóng hổi nghi ngút khói.
Theo chân mùi hương ấy, tôi lạc bước đến một địa chỉ tưởng chừng như tách biệt giữa trung tâm nhộn nhịp: Phở Phát Tài, số 34-36 Trần Hưng Đạo Q.1.
Không gian luôn rộn ràng chào đón thực khách, đặc biệt là các đoàn khách quốc tế đến từ các chương trình tour tham quan, du lịch.
Gọi là "quán" thì có lẽ chưa đủ để diễn tả hết không gian như một nhà hàng nơi đây. Bước chân qua cánh cửa, tôi ngỡ như mình vừa xuyên không về một Hà Nội xưa cũ, thanh lịch và đầy hoài niệm. Không gian rộng rãi, thoáng đãng được bài trí tinh tế với những gam màu vàng trầm ấm, gợi nhớ đến những căn nhà nơi Phố cổ đất Hà Thành cổ kính ngày ấy.
Không gian dịu nhẹ bởi ánh đèn vàng hắt lên những bức tranh tường khổ lớn, tái hiện một cách sống động câu chuyện về gánh phở rong ruổi qua bao thăng trầm của lịch sử. Từ hình ảnh người bán phở gánh trên vai đôi quang, đến những quán phở nhỏ ven đường lô xô thực khách, kẻ đứng người ngồi, tất cả như một thước phim quay chậm, đưa tôi trở về những ký ức đẹp đẽ về nơi đất Hà Thành cổ kính, rêu phong.
Bảo tồn hương vị khởi thủy của món phở Bắc truyền thống.
Nơi 36 phố phường nhuộm màu thời gian ấy, anh chủ quán, một người con đất Bắc đã nhiều năm gắn bó với ngành du lịch, chia sẻ rằng anh muốn mang trọn vẹn hương vị phở Bắc chính gốc đến với Sài Thành.
Anh đã thực hiện điều đó một cách xuất sắc; bí quyết nằm ở sự tỉ mỉ trong khâu lựa chọn nguyên liệu bởi không ngần ngại "cất công" vận chuyển những nguyên liệu tươi ngon nhất từ Bắc vào Nam.
Không chỉ món ăn, không gian nơi đây cũng được thiết kế tỉ mỉ theo phong cách Bắc Bộ xưa.
Tạo nên một chốn dừng chân ấm cúng, nơi thực khách có thể tận hưởng bát phở trong không khí hoài cổ, thư thái.
Từ những cọng bánh phở trắng ngần, mềm mại, đến những miếng thịt bò tươi rói được tuyển chọn kỹ lưỡng. Đặc biệt, quán còn kỳ công tuyển chọn loại bò vàng thuần Việt thơm mềm, cùng những thứ gia vị tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lại góp phần tạo nên hương vị đặc trưng, khó lẫn vào đâu được của phở Bắc truyền thống.
Đó chính là điều làm nên sự khác biệt và đẳng cấp của phở Phát Tài, tạo nên hương vị umami nước dùng đặc biệt. Hít một hơi thật sâu, tôi cảm nhận được hương thơm nồng nàn, quyến rũ của hồi, quế, gừng và thảo quả - những gia vị đặc trưng của vùng Tây Bắc. Anh chủ quán tiết lộ, để có được nồi nước dùng "chất lừ" ấy, anh phải ninh xương ống và xương sườn bò tươi trong nhiều giờ liền theo công thức gia truyền.
Thêm vào đó, một nguyên liệu bí mật mà anh vô cùng tự hào chính là sá sùng Quan Lạn. Loại hải sản quý hiếm đặc trưng của vùng đất Quảng Ninh danh bất hư truyền này không chỉ mang đến vị ngọt thanh tự nhiên mà còn tạo nên một thứ hương vị umami đặc biệt, khiến người thưởng thức cứ muốn húp trọn đến giọt phở cuối cùng.
Đối với chúng tôi, phở không chỉ là một món ăn, mà còn là một phần của di sản văn hóa, là tinh hoa ẩm thực đã được hun đúc qua bao thế hệ.
Gọi một bát phở tái lăn nóng hổi, tôi không khỏi xuýt xoa trước vẻ ngoài hấp dẫn của nó. Nỗi bật bên dưới lát hành hoa thái mỏng, những lát thịt bò tái hồng hào, mềm mại được nhúng vừa tới, vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên. Bánh phở dai mềm quyện cùng nước dùng đậm đà, thơm lừng nức mũi.
Vài lá húng láng và rau mùi ta từ làng rau Tây Tựu (Hà Nội) dậy mùi bát phở thơm hương của đất Hà Thành năm xưa; không quên thêm chút tương ớt Bắc cay nồng, vài giọt chanh tươi và những cọng hành lá xanh mướt, tất cả hòa quyện tạo nên một bản giao hưởng hương vị tuyệt vời. Cái cảm giác ấm áp, ngọt thanh lan tỏa từ đầu lưỡi xuống tận dạ dày khiến tôi như được tiếp thêm năng lượng cho một ngày mới đầy năng động.
Thịt bò được lựa chọn kỹ lưỡng từ những con bò thuần Việt, tươi ngon, có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo độ mềm, thơm mà vẫn giữ được hương vị nguyên bản.
Nhưng trải nghiệm ở phở Phát Tài không chỉ dừng lại ở bát phở ngon. Một điểm nhấn đặc biệt khiến thực khách, đặc biệt là những người sành ăn phải nhớ mãi chính là món bắp rùa. Những miếng bắp rùa được chế biến một cách khéo léo, vừa mềm tan trong miệng, vừa giữ được độ dai sần sật đặc trưng.
Vị ngọt tự nhiên của thịt hòa quyện với chút gia vị đậm đà tạo nên một món ăn kèm "gây nghiện", khiến bất cứ ai đã thử qua đều khó lòng quên được. Mỗi lần ghé quán, đây dường như là một "món tủ" không thể thiếu của tôi.
Sử dụng công thức gia truyền dựa trên tinh hoa nấu phở truyền thống, nguyên liệu cao cấp để mang đến những bát phở thơm ngon, vị ngọt thanh tao, đậm đà.
Thưởng thức bát phở trong không gian nhà hàng sang trọng, phong cách gần gũi, với hình ảnh về lịch sử phở từ thuở xa xưa.
Thực khách như đang được sống trong một không gian văn hoá đậm đà bản sắc và thú vị của những ngày xưa cũ đầy hoài niệm.
Không chỉ chú trọng đến chất lượng món ăn, phở Phát Tài còn ghi điểm trong lòng thực khách bởi sự tinh tế và chu đáo trong cách phục vụ. Anh chủ quán, với kinh nghiệm dày dặn trong ngành du lịch, hiểu rõ tầm quan trọng của việc tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách.
Nhất là dối với du khách quốc tế, khi đến quán đều được tặng những tấm postcard xinh xắn với hình ảnh những bức tranh tường độc đáo, ghi lại câu chuyện lịch sử của món phở Việt. Đây không chỉ là một món quà kỷ niệm ý nghĩa mà còn là một cách quảng bá, lan tỏa văn hóa ẩm thực Việt Nam đầy sáng tạo cùng các bạn bè khắp Năm châu.
Những tấm postcard xinh xắn với hình ảnh những bức tranh tường độc đáo, ghi lại câu chuyện lịch sử của món phở Việt mến tặng du khách.
Điều đặc biệt hơn cả là sự nhiệt tình và tận tâm của nhân viên quán. Nếu khách có nhu cầu gửi những tấm postcard này về quê nhà, nhân viên sẽ đích thân mang đến bưu điện thành phố để gửi giúp mà không hề tính thêm bất kỳ chi phí nào. Hành động nhỏ này thể hiện sự quan tâm chu đáo đến từng chi tiết, mang đến cho thực khách cảm giác ấm áp và thân thiện như đang ở nhà.
Để nhớ về một quán phở với những bức tranh tường mộc mạc nơi đây không chỉ là một quán ăn, nhà hàng, mà còn là một không gian văn hóa, một nơi lưu giữ những giá trị truyền thống của ẩm thực Hà Nội giữa lòng Sài Gòn năng động. Mỗi bát phở ở đây không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một câu chuyện, một ký ức, một chút "hồn" của miền Bắc thương nhớ được gửi gắm một cách trọn vẹn, ân tình.
Nơi không chỉ bán phở, mà còn kể một câu chuyện – câu chuyện về sự tinh tế, tỉ mỉ, về những giá trị xưa cũ đáng trân trọng.
Và hơn hết, đó là câu chuyện về niềm tự hào với món ăn quốc hồn quốc túy của dân tộc đã được cha ông gìn giữ và phát huy.
Với những nguyên liệu tươi ngon, công thức gia truyền độc đáo, không gian đậm chất hoài niệm và sự phục vụ tận tâm, quán phở đã chinh phục được trái tim của biết bao thực khách sành điệu, để mỗi khi nhớ về hương vị phở Bắc truyền thống, hay đơn giản chỉ là muốn tìm một không gian yên tĩnh để thưởng thức một món ăn dân dã, ngon lành, chắc chắn rằng nơi có những bức tranh tường ấn tượng này sẽ luôn là điểm đến đầu tiên trong tâm trí tôi.