Doanh nghiệp chi nhiều tỷ đồng thuê thám tử truy cà phê giả

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hai doanh nghiệp ở Sóc Trăng đã chi trên 3 tỷ đồng để tìm hiểu về vụ buôn hàng giả từ Vĩnh Long đến các tỉnh miền Tây.

Ngày 22/3, thông tin từ TAND tỉnh Sóc Trăng cho biết vào ngày 27/3 tới đây, HĐXX phúc thẩm sẽ mở vụ án hình sự liên quan đến bị cáo Phạm Thanh Long (45 tuổi, ngụ TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Cuối năm 2023, Long bị TAND thị xã Ngã Năm tuyên phạt 9 tháng tù về tội Buôn bán hàng giả là thực phẩm. Tuy nhiên, bản án này đã bị 2 doanh nghiệp là bị hại kháng cáo, yêu cầu hủy toàn bộ bản án để điều tra, xét xử lại.

Theo hồ sơ vụ án, Long và vợ là bà Nguyễn Thanh Lam có cơ sở sản xuất, đóng gói trà, cà phê Long Bình tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cơ sở này do bà Lam đứng tên đăng ký kinh doanh.

Đầu năm 2021, Long nhận được điện thoại của một người tên Huy với nội dung có bán cà phê Sơn Tùng loại 1 là “hàng đạp” với giá 50.000 đồng/kg, rẻ hơn giá cà phê Sơn Tùng bán ngoài thị trường là 5.000 đồng/kg. Mặc dù Long biết cà phê này không có chứng từ, hóa đơn chứng minh nguồn gốc nhưng vẫn mua để bán lại kiếm lời.

Doanh nghiệp chi nhiều tỷ đồng thuê thám tử truy cà phê giả - 1

Cà phê nếu bị làm giả sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh: Duy Khang.

Ngày 26/1/2022, Long đặt mua của Huy 21 bao cà phê Sơn Tùng loại 1, 2 và 3, giao hàng tại phường Tân Ngãi, TP Vĩnh Long. Ba ngày sau đó, Long lái xe tải biển số 64C-096.80 đi Cà Mau. Khi đến phường 2, thị xã Ngã Năm, Long bị cảnh sát dừng xe để kiểm tra, phát hiện 21 bao cà phê nhãn hiệu Sơn Tùng và Tuấn Kiệt với số lượng 1.840 gói (500 gram/gói).

Kết quả giám định của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) xác định cà phê do Long vận chuyển là hàng giả vì đã giả mạo đối với nhãn hiệu Tuấn Kiệt và Sơn Tùng 1, 2, 3 đã được cấp giấy đăng ký bảo hộ cho sản phẩm cà phê thuộc nhóm 30 của Hộ kinh doanh Sơn Tùng và Công ty TNHH Sản xuất thương mại cà phê Tuấn Kiệt. Quá trình điều tra, Long còn khai ra 2 lần buôn cà phê giả liên quan đến các nhãn hiệu trên vào tháng 2 và 3/2021.

Tại phiên xử sơ thẩm, đại diện hợp pháp phía bị hại Hộ kinh doanh Sơn Tùng yêu cầu bị cáo bồi thường doanh thu từ năm 2016 đến nay là 7,5 tỷ đồng. Phía bị hại này còn yêu cầu Long bồi thường 150 triệu đồng là chi phí thuê thám tử theo dõi để tố giác hàng giả cùng chi phí đi lại; bồi thường chi phí quảng cáo tại các địa phương có hàng bị làm giả (trong đó có thay đổi mẫu mã toàn bộ bao bì, giới thiệu sản phẩm…) là nửa tỷ đồng.

Đối với bị hại là chủ cơ sở sản xuất cà phê Tuân Kiệt yêu cầu bị cáo Long bồi thường doanh thu từ năm 2016 đến nay trên 3,4 tỷ đồng với tiền thuê thám tử theo theo dõi để phát hiện cà phê giả từ năm 2016 - 2022 lên đến 3,2 tỷ đồng. Tổng số tiền 2 bị hại yêu cầu bị cáo bồi thường trên 16 tỷ đồng.

Trình bày việc kháng cáo yêu cầu cấp phúc thẩm hủy toàn bộ án sơ thẩm, 2 bị hại đưa ra lý do là vụ việc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm vì vợ bị cáo Long làm chủ cơ sở sản xuất, đóng gói trà, cà phê Long Bình nên biết rõ việc chồng làm. Đối với 3 người cung cấp cà phê cho Long cũng chưa được xác định danh tính, vai trò liên quan đến vụ án. Đặc biệt là các bị hại cho rằng nếu cộng giá trị hàng hóa 2 lần Long khai ra trước đó với lần bị bắt quả tang là hơn 230 triệu đồng, nên khung hình phạt đối với bị cáo sẽ cao hơn so với khung đã bị các cơ quan tố tụng ở thị xã Ngã Năm áp dụng.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Duy Khang

CLIP HOT