Văn hóa xếp hàng ở một trường cao đẳng

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Chấn chỉnh trật tự xã hội, phải bắt đầu một cách căn cơ từ nhà trường. Làm sao để xếp hàng trở thành thương hiệu quốc gia Việt Nam, như nhiều quốc gia đang thực hiện.

Tuần rồi, tôi đến trường Cao đẳng Văn Lang Sài Gòn (Van Lang College – VLSC) tham gia lễ ký kết hợp tác giữa nhà trường với các doanh nghiệp và ngày hội trường, chào mừng năm học mới với chủ đề “Sức sống Văn Lang”. 

Văn hóa xếp hàng ở một trường cao đẳng - 1

Trường Cao đẳng Văn Lang Sài Gòn

Trường rộng, cơ ngơi hoành tráng gồm liên hợp các phân khu. Mười năm trước, không ai nghĩ ở Việt Nam có những tập đoàn giáo dục như vậy. Rảo một vòng, cứ ngỡ đang ở nước ngoài, trong các trường đại học danh tiếng. Phòng ký kết hợp tác ở lầu 6, khu chuyên biệt, thang máy hiện đại. Công ty tôi đi 3 người. Đến thang máy, có mấy người đang chờ. Chúng tôi đứng bên cạnh. Một lát, tôi thấy hơi lạ. 3 người khác đứng chờ, giữ khoảng cách theo hàng dọc.

Chúng tôi vội nối đuôi chứ không dàn hàng ngang như thường lệ. Quan sát kỹ, các thang máy khác cũng vậy, dù không thấy vạch kẻ hay thông báo nhắc nhở. Hỏi bạn sinh viên đứng bên cạnh “Sao không nhắc khách xếp hàng?”. “Dạ, không cần ạ. Đa phần khách đều nhận ra, chứ không cần nhắc”.

Văn hóa xếp hàng ở một trường cao đẳng - 2

Sinh viên xếp hàng vào thang máy

Một bài học thú vị, suýt nữa mang tiếng kém văn hóa. Việc xếp hàng, nét văn hóa phổ cập ở nhiều nước, vẫn chưa thành thói quen tại Việt Nam. Ra đường là chen lấn. Có đám đông là có chen lấn để giành phần hơn. Nhiều khi lợi bất cập hại, chẳng những không giải quyết được gì mà còn làm tồi tệ hơn.

Đi mấy vòng quan sát, lấy iphone làm phó nháy, tôi cảm nhận, xếp hàng không chỉ là văn hóa mà còn là thương hiệu của Văn Lang group (VLG). Chỉ hai người cũng xếp hàng. Cả thầy cô và Ban Giám hiệu cũng xếp hàng. Khách đến dự ngày hội trường cũng xếp hàng.

Văn hóa xếp hàng ở một trường cao đẳng - 3

Khách mời xếp hàng vào hội trường

Bây giờ tôi hiểu vì sao, dù mới thành lập 2 năm, ngay vào cao điểm dịch 2020, nhưng trường hiện có hơn 1.500 sinh viên thuộc 29 chuyên ngành, có chương trình hợp tác và liên kết đào tạo với 22 trường cao đẳng và đại học thuộc 12 quốc gia. Cơ sở vật chất như vậy, hệ văn hóa như vậy, hình thành nên môi trường giáo dục lý tưởng.

Vào nhà là biết chủ, cả thầy lẫn trò. Tôi ao ước văn hóa xếp hàng của VLSC nói riêng và VLG nói chung lan tỏa toàn ngành giáo dục, từ nhà trẻ (phụ huynh xếp hàng), mẫu giáo đến đại học. Chấn chỉnh trật tự xã hội, phải bắt đầu một cách căn cơ từ nhà trường. Làm sao để xếp hàng trở thành thương hiệu quốc gia Việt Nam, như nhiều quốc gia đang thực hiện.

Đó là biểu hiện cụ thể nhất tinh thần thượng tôn pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội.

Mong lắm thay!

Đừng để tiếng xấu lan xa
Đừng để tiếng xấu lan xa

Chợ Bến Thành, Bình Tây, An Đông, trung tâm thương mại Sài Gòn Square… là những địa chỉ mà nhiều du khách ghé thăm khi...

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Bảo Linh

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!