Ngành du lịch muốn đi "xa" phải "đi cùng nhau"

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trên tinh thần "Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau", 6 tỉnh Việt Bắc đã cùng nhau liên kết xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch.

Ngành du lịch muốn đi "xa" phải "đi cùng nhau" - 1

Trong khuôn khổ chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XIII, ngày 26/8, tại thành phố Hà Giang, UBND 6 tỉnh Việt Bắc gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang phối hợp tổ chức Hội thảo “Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch liên kết 6 tỉnh Việt Bắc”. 

Vùng Việt Bắc nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, là cái nôi cách mạng, lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống quý báu với nhiều di sản văn hóa độc đáo.

Ngành du lịch muốn đi "xa" phải "đi cùng nhau" - 2

Mùa hoa cải vàng trên Cao nguyên đá

Nơi đây là miền đất non xanh nước biếc, sơn thủy hữu tình và con người mộc mạc, thân thiện, mến khách. Được thiên nhiên ban tặng những cảnh quan đẹp hùng vỹ, Việt Bắc được đánh giá là điểm đến thú vị với những địa danh nổi tiếng, di tích lịch sử cách mạng và bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc. Đây là những thế mạnh để các tỉnh xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng.

Thực tế cho thấy, liên kết là xu hướng tất yếu để phát triển nhanh và bền vững trên mọi lĩnh vực, du lịch cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó. Liên kết vùng sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù và độc đáo, góp phần thu hút và chia sẻ khách du lịch giữa các tỉnh trong khu vực. Việc liên kết vùng giúp các địa phương phát huy hết thế mạnh, tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao và bền vững.

Liên kết vùng còn góp phần tạo ra lợi thế về quy mô, tiết kiệm các chi phí trong quảng bá, tổ chức các tour du lịch, cũng như đầu tư kết cấu hạ tầng, chi phí đào tạo... 

Tại hội thảo, lãnh đạo UBND 6 tỉnh Việt Bắc đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2022 - 2027 và công bố 3 sản phẩm du lịch liên kết vùng Việt Bắc gồm: Hành trình kết nối di sản UNESCO Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Hà Giang - Cao Bằng - Lạng Sơn; huyền thoại sông Gâm và con đường di sản cách mạng Việt Bắc; từ chiến khu cách mạng Tân Trào đến mặt trận biên giới Vị Xuyên.

Đây là những sản phẩm được hình thành dựa trên tuyến thuận lợi về hạ tầng giao thông, kết nối những điểm di sản văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, địa chỉ đỏ, tạo thành các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 

Liên kết vùng trong phát triển du lịch là một trong những sáng kiến hiệu quả của tỉnh Lào Cai, khởi đầu với Chương trình du lịch “Về cội nguồn”. Đó là những tour du lịch tâm linh dọc sông Hồng thúc đẩy du lịch 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ phát triển, trở thành hình mẫu phát triển du lịch liên vùng.

Ngành du lịch muốn đi "xa" phải "đi cùng nhau" - 3Tiếp nối thành công đó, năm 2008, Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng được UBND 8 tỉnh (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu) ký kết tại Lào Cai đã mở ra cơ hội hợp tác, liên kết phát triển trong lĩnh vực du lịch vùng Tây Bắc, góp phần xây dựng, hình thành nền tảng hợp tác giữa các tỉnh, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực đến đầu tư, khai thác hoạt động du lịch, dịch vụ.

Dựa trên những thỏa thuận, hợp tác được ký kết, các tỉnh đã xây dựng một số chương trình du lịch độc đáo để khai thác lợi thế đặc trưng của các địa phương, như tour du lịch trải nghiệm dọc sông Đà (Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu); tour du lịch hành trình khám phá, trải nghiệm ruộng bậc thang Tây Bắc; tour du lịch vòng cung Tây Bắc; du lịch cộng đồng Tây Bắc; chợ phiên vùng cao; tuyến du lịch tâm linh dọc sông Hồng (Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ); chương trình du lịch dấu chân huyền thoại - khám phá các cung đường hành quân trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử; tour du lịch “chinh phục đỉnh cao”; tour du lịch “Sắc hoa Tây Bắc”…

Bên cạnh liên kết, các tỉnh đã đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo và khác biệt.

Cụ thể, tỉnh Điện Biên phát triển Khu Du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang; tỉnh Phú Thọ khai thác giá trị của 2 di sản được UNESCO công nhận là “Hát xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”; tỉnh Hà Giang quảng bá sản phẩm Cao nguyên đá Đồng Văn; tỉnh Lào Cai xây dựng Khu Du lịch quốc gia Sa Pa mang tầm quốc tế; tỉnh Hòa Bình nâng cao chất lượng Khu Du lịch Mai Châu; tỉnh Sơn La phát triển Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu… nhằm đem đến nhiều sản phẩm cho du khách trải nghiệm, khám phá.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Như Ngọc

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!