Du lịch tình nguyện - Hướng phát triển bền vững cho Việt Nam

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Du lịch tình nguyện là hoạt động mà mọi người trả tiền để tình nguyện tham gia vào các dự án phát triển hoặc bảo tồn.

Du lịch tình nguyện - Hướng phát triển bền vững cho Việt Nam - 1

Ảnh minh họa. Ảnh: V.E.O

Khái niệm về du lịch tình nguyện trên thế giới được rất nhiều cá nhân, tổ chức đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Theo Peace Corps - tổ chức được coi là sáng lập ra loại hình du lịch tình nguyện, đã xác định “Du lịch tình nguyện là sự kết hợp giữa hai từ du lịch và tình nguyện. Du lịch tình nguyện là sự tổng hợp các yếu tố tốt nhất của lữ hành và du lịch như nghệ thuật, văn hoá, lịch sử, địa lí, các di sản, môi trường tự nhiên và giải trí với cơ hội giúp đỡ và thúc đẩy điểm đến bao gồm cư dân, điểm tham quan và các yếu tố khác nữa”.

Như vậy có thể thấy, du lịch tình nguyện là loại hình du lịch thay thế du lịch truyền thống, du khách tham quan điểm đến và tham gia các dự án bảo tồn, hỗ trợ người dân địa phương làm kinh tế và thực hiện các hoạt động xã hội, thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng địa phương.

Các dự án này thường được thiết kế dành cho khách du lịch tình nguyện làm các công việc bảo tồn hoặc phát triển cộng đồng, bảo tồn hệ sinh thái, phát triển làng nghề truyền thống, trung tâm công cộng… kết hợp đi du lịch.

Du lịch tình nguyện - Hướng phát triển bền vững cho Việt Nam - 2

Ảnh minh họa. Ảnh: V.E.O

Du lịch tình nguyện chỉ phát triển được khi có đầy đủ sự cấu thành của các yếu tố tại điểm đến và nguồn khách của du lịch tình nguyện.

Về nguồn tài nguyên du lịch, điểm đến phải có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hoá phong phú, đặc sắc, có tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch. Điểm đến có nguồn tài nguyên chưa được du lịch khai thác mạnh.

Về cộng đồng cư dân địa phương, còn có nhiều khó khăn, chưa được hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội. Cần có một định hướng phát triển bền vững. Cộng đồng cư dân ủng hộ và hỗ trợ các chương trình du lịch tình nguyện của các công ty, tổ chức thực hiện tại địa phương.

Về điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, tại điểm thực hiện chương trình du lịch, có những điều kiện cơ bản về giao thông, cơ sở ăn uống, lưu trú để phục vụ những nhu cầu tối thiểu cho khách du lịch đến địa phương. Về giao thông cần tối thiểu là đường giao thông liên xã, liên huyện có thể di chuyển bằng một loại phương tiện giao thông (xe máy, ô tô); có cơ sở lưu trú (có homestay hoặc có nhà dân chấp nhận đón khách, sẵn sàng cho khách lưu trú); có cơ sở ăn uống tối thiểu (tại chợ phiên tại các xã vùng sâu vùng xa có cung cấp thực phẩm).

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Nga, Khoa Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, du lịch tình nguyện là loại hình du lịch còn khá mới mẻ ở Việt Nam, là hình thức du lịch thay thế các hình thức truyền thống, mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ cho việc bảo tồn, phát triển kinh tế địa phương còn khó khăn.

Vùng miền núi Việt Nam được xác định là vùng Trung du, miền núi phía bắc và vùng Tây Nguyên, địa bàn sinh sống của các dân tộc ít người, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, văn hoá bản địa độc đáo, kinh tế còn nghèo, có nhiều điều kiện đáp ứng thực hiện chương trình du lịch tình nguyện.

Du lịch tình nguyện - Hướng phát triển bền vững cho Việt Nam - 3

Ảnh minh họa. Ảnh: V.E.O

Việc phát triển du lịch tình nguyện ở các tỉnh miền núi Việt Nam đáp ứng nhu cầu của bộ phận khách du lịch mong muốn đóng góp, cống hiến cho xã hội thông qua các chương trình du lịch. Từ đó, góp phần đa dạng sản phẩm du lịch ở vùng miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Như Ngọc

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!