Du lịch Quảng Bình: 'Đầu tư tiền chẵn, thu về tiền lẻ' vì đậm tính mùa vụ

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ông Nguyễn Văn Kỳ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Bình, cựu phó giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình - là người có nhiều năm gắn bó với ngành du lịch Quảng Bình. Ông Kỳ khẳng định: “Du lịch Quảng Bình còn đậm tính mùa vụ. Điều đó kéo giảm sự tăng trưởng của ngành”.

Xem thêm các kỳ:

Bài 1: Du lịch Quảng Bình quyết phá tính 'ăn đong, ngồi đơm' theo mùa vụ

Trao đổi với Tạp chí Du lịch TP.HCM, ông Kỳ nói rằng đầu tư vào du lịch cũng có chu kỳ chỉ thu hồi vốn và cũng có giai đoạn lãi ròng cao. Tuổi thọ của giai đoạn thu lãi ròng là bao nhiêu phụ thuộc vào tính thời đại, công nghệ, chính sách, tính tự nhiên và xã hội. Đối với du lịch gọi là mùa vụ, thì người ta thường hay nói là “vào mùa du lịch”. Vậy nó bắt đầu từ đâu và kết thúc lúc nào? Du lịch Quảng Bình hiện cũng như thế: tự phát, bị động, đánh cược thiếu vững chắc với thời tiết.

Du lịch Quảng Bình: 'Đầu tư tiền chẵn, thu về tiền lẻ' vì đậm tính mùa vụ - 1

Cảnh đẹp siêu thực ở hang Sơn Đoòng

Nói về địa lý thì Quảng Bình là dải đất hẹp nhất cả nước, dãy núi Trường Sơn chạy dọc sát biển, chắn cả hai luồng gió chính tạo nên hai mùa mưa nắng rõ rệt. Bão lụt và gió mùa Đông-Bắc suốt cả mùa Thu, Đông và Xuân, nên không có hoạt động đón khách du lịch theo đúng nghĩa. Khí hậu thì khắc nghiệt, mùa mưa mưa nhiều, nước lớn, núi dốc thường gây lũ lụt. Mùa lạnh thì rét buốt kèm gió mùa đông bắc làm biển động liên tục… Vì vậy, vào mùa mưa lạnh du lịch Quảng Bình cả rừng và biển vắng khách. Đó là yếu tố tự nhiên quyết định Quảng Bình chỉ có du lịch trong vài tháng mùa hè.

Du lịch Quảng Bình: 'Đầu tư tiền chẵn, thu về tiền lẻ' vì đậm tính mùa vụ - 2

Động Phong Nha những ngày vắng khách

Ngoài ra yếu tố xã hội cũng tạo nên tính mùa vụ. Đó là Quảng Bình phần lớn thu hút học sinh, sinh viên vào dịp nghỉ hè thì đi du lịch, kéo theo cả gia đình. Hai yêu tố trên tạo nên mùa vụ của du lịch Quảng Bình, quá đông đúc từ 15/4 đến 15/8 hàng năm. Nhưng nếu có năm mưa bão đến sớm hơn, hoặc khoảng từ 20/8 phụ huynh phải đưa con em về đi học thì mùa du lịch đành kết thúc ở Quảng Bình.

Thiệt hại do tính mùa vụ với du lịch Quảng Bình là rõ nét: chu kỳ đầu tư và thời gian thu hồi vốn dài hơn nơi khác, hoạt động khó khăn hơn với nơi khác. Cụ thể là lãng phí cơ sở vật chất, nhân lực, công suất khai thác thấp vào mùa thấp điểm (từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau). Vắng khách dẫn đến doanh thu thấp, phải giảm lao động khiến một bộ phận lao động được đào tạo tốt phải chuyển nghề; lãi vay đầu tư, khấu hao, bảo quản… phải chi đều. Trước khi vào mùa du lịch lại phải tuyển lao động mới, chi đào tạo lại lao động…

Vậy là vẫn trong vòng luẩn quẩn theo mùa vụ: nghỉ - làm, làm - nghỉ. Tính mùa vụ cũng làm cho hiệu quả đầu tư vào du lịch ở Quảng Bình và một số ngành dịch vụ chưa cao. Một yếu tố nữa, chủ quan là sản phẩm du lịch còn nghèo, đơn điệu, thiếu thích ứng thời tiết nên chưa thu hút được khách quanh năm và ít doanh nghiệp lớn đầu tư vào du lịch…

Du lịch Quảng Bình: 'Đầu tư tiền chẵn, thu về tiền lẻ' vì đậm tính mùa vụ - 3

Suối Moọc vào mùa mưa

Quảng Bình phải dựa vào thế mạnh của tài nguyên hang động, rừng, biển, di tích lịch sử văn hoá, con người… sẵn có và đang có nhiều để phá tính mùa vụ. Đó là xây dựng sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và đáp ứng thị trường du khách. Phải hoàn thiện nhiều sản phẩm thu hút khách quanh năm như du lịch thể thao, mạo hiểm, leo núi, sinh thái, trị liệu nước nóng và nghỉ dưỡng…

Nhiều người nói rằng đầu tư vào du lịch ở Quảng Bình là đầu tư tiền chẵn rồi thu về tiền lẻ! Nhưng nếu Quảng Bình sớm xoá được tính mùa vụ theo “chiến lược”: không để lãng phí tài nguyên có sẵn, thì nhà đầu tư sẽ thu tiền chẵn chứ không là tiền lẻ nữa.

Bài 3: Quảng Bình cần xác định thị trường trọng yếu để xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp

Xem thêm các kỳ:

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Lam Giang