Bà Đổng Thị Kim Vui – Bí thư Quận ủy Quận 8, TPHCM: Xây dựng Thương hiệu Du lịch “Trên bến - Dưới thuyền”

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

 Chương trình Du lịch Đường sông TPHCM do UBND TPHCM và Sở Du lịch (cũ) đã tiến hành  khảo sát tour, xây dựng nền móng ban đầu cách đây đã 10 năm. Đến nay, Chương trình Du lịch đường sông TPHCM đã đưa vào hoạt động với 7 tour do Saigontourist phụ trách, đang quảng bá với du khách. Đồng thời, địa bàn quận 8, TPHCM với nhiều kênh, rạch đã khởi động tham gia chương trình Du lịch Đường sông TPHCM. Hoạt động này được Bí thư Đảng bộ Quận 8 – Đồng chí Đổng Thị Kim Vui ủng hộ và quan tâm sâu sắc. Được biết – Đồng chí Đổng Thị Kim Vui – Nguyên là Giám đốc Sở Du lịch TPHCM (năm 2006-2008). Phóng viên Tạp Chí Du lịch TPHCM đã có cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đồng chí Đổng Thị Kim Vui về hoạt động của chương trình Du lịch Đường sông TPHCM:

Bà Đổng Thị Kim Vui – Bí thư Quận ủy Quận 8, TPHCM: Xây dựng Thương hiệu Du lịch “Trên bến - Dưới thuyền” - 1

Ÿ Phóng viên: Thưa Bà, Quận 8 là khu vực có hệ thống kênh rạch đan xen, đến nay việc cải tạo kênh rạch đã đạt được những kết quả lạc quan? Nơi nào có đủ điều kiện để trở thành điểm đến với du khách?

            - Bà Đổng Thị Kim Vui: Quận 8 là một vùng nội đô TPHCM, được thiên nhiên ban tặng cho 2 tuyến kênh: kênh Đôi, kênh Tàu Hủ từ Đông sang Tây, với chiều dài 19 km dẫn ra 3 con sông: Sài Gòn, Bến Lức, Cần Giuộc, rất thuận lợi cho các hoạt động đường thủy. Phát huy thế mạnh này, Quận 8 đang xây dựng thương hiệu “Trên bến - Dưới thuyền” mang tính hiện đại.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo Tp.HCM đầu tư kinh phí cải tạo, xây dựng bờ kè tuyến kênh Tàu Hủ; nạo vét, vớt rác trên các tuyến đường thủy và tuyến rạch nhánh trên kênh Đôi, kênh Tàu Hủ, kênh Tẻ, kênh Bến Nghé,… được tổ chức thực hiện hàng năm nhằm làm sạch, thông thoáng dòng kênh, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, ngăn chặn bớt bồi lắng dòng kênh. Đồng thời, tại 02 tuyến kênh Đôi, kênh Tàu Hủ đã và đang thực hiện dự án cải thiện môi trường nước, mục tiêu dự án nhằm cải thiện chất lượng nguồn nước, không bị ô nhiễm, đồng thời 02 tuyến kênh này chạy dọc theo đại lộ Võ Văn Kiệt; đường Bến Bình Đông đang được Sở Quy hoạch - Kiến trúc lập quy hoạch theo hướng vừa hiện đại, vừa mang tính chất cổ xưa, quy hoạch phát triển các Trung tâm thương mại dọc theo 2 tuyến kênh, đây là điều kiện cần thiết để phát triển Ngành Du lịch Đường sông trên địa bàn Quận 8.   

Bà Đổng Thị Kim Vui – Bí thư Quận ủy Quận 8, TPHCM: Xây dựng Thương hiệu Du lịch “Trên bến - Dưới thuyền” - 2

Ÿ Những địa điểm tiềm năng nào có thể trở thành điểm đến của du khách?

- Theo tôi, đó là 3 lĩnh vực:

            + Du lịch văn hóa: Phát huy thế mạnh và là sản phẩm du lịch đặc trưng của Quận 8, tập trung khai thác các điểm du lịch, các công trình di tích lịch sử - văn hóa như: Chùa Pháp Quang (Phường 5), Đình Bình Đông và Nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Phường 7), Chùa Long Hoa (Phường 15), Lò Gốm cổ Hưng Lợi (Phường 16), Du lịch lễ hội (Lễ Giáng sinh, Chợ Hoa tết Nguyên đán) gắn với tuyến du lịch đường sông…

            + Du lịch thưởng ngoạn: Dọc các tuyến kênh Tàu Hủ - dòng kênh chạy dọc theo tuyến đường Võ Văn Kiệt, kênh Rạch Ông Lớn…

            + Du lịch Ẩm thực: Thưởng thức món ăn chay tại Chùa Long Hoa, các Phố Ẩm thực đặc trưng của Quận 8 (trên địa bàn Phường 1, Phường 8, Phường 11).

Bà Đổng Thị Kim Vui – Bí thư Quận ủy Quận 8, TPHCM: Xây dựng Thương hiệu Du lịch “Trên bến - Dưới thuyền” - 3

Du khách tham gia tour du lịch đường sông được giới thiệu về chùa Long Hoa

            Ÿ Được biết, Bí thư Quận ủy Quận 8 là nhân tố tích cực, nhiệt tình trong việc tham gia các công việc chuẩn bị cho khai thác Du lịch Đường sông TP.HCM. Qua thực tế khảo sát, Bà có nhận định gì về sự phát triển của Du lịch Đường sông TP.HCM?

            - Về việc phát triển du lịch đường sông Tp.HCM, nếu thực hiện được các bước như sau sẽ đạt hiệu quả tốt:

1. Xây dựng lộ trình rõ ràng chi tiết, lập quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch, có sự phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, xác định rõ thời gian hoàn thành và có nguồn vốn đầu tư. Trước mắt, cần hoàn thiện xây dựng bờ kè tuyến kênh Đôi, kênh Tàu Hủ.

2. Các quận có địa hình sông nước, kênh rạch xây dựng sản phẩm du lịch trên địa bàn để đưa vào khai thác, phục vụ du lịch đường sông.

            3. Mạng lưới giao thông đường bộ tập trung phát triển các tuyến giao thông quan trọng đảm bảo kết nối thuận lợi với các bến tàu du lịch.

            4. Đào tạo nguồn nhân lực: Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch từ Thành phố đến quận, phường. Khuyến khích doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp du lịch.

            5. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ mội trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có và phát triển sản phẩm du lịch mới để thu hút du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển Du lịch Đường sông TPHCM.

Bà Đổng Thị Kim Vui – Bí thư Quận ủy Quận 8, TPHCM: Xây dựng Thương hiệu Du lịch “Trên bến - Dưới thuyền” - 4

            Ÿ Được biết, việc thực hiện tour du lịch đường sông theo con nước mùng 1, rằm. Trong thời gian thử nghiệm tour vừa qua, Bà cho biết hiệu quả của Tour Du lịch Đường sông với du khách tham quan và khả năng tàu, thuyền, bến bãi, giá cả tour?

            - Vừa qua, Quận ủy Quận 8 đã chỉ đạoUBND quận 8 phối hợp với Công ty Du lịch Thuyền buồm Đông Dương và Chùa Long Hoa tổ chức chuyến du lịch đường sông vào ban đêm vào mùng 2, 16 Âm lịch hàng tháng, góp phần cùng Quận phát triển du lịch trên địa bàn quận 8, hưởng ứng chương trình phát triển tuyến du lịch nội đô đường sông trên địa bàn Tp.HCM.

            Tuyến du lịch đường sông đêm có điểm xuất phát từ Bến Bạch Đằng chạy dọc theo tuyến kênh Tàu Hủ - điểm đến Chùa Long Hoa - Phường 15, Quận 8, đồng thời chạy dọc theo đại lộ Võ Văn Kiệt và trở về Bến Bạch Đằng. Đến nay, tuyến du lịch đường sông đêm này đã tổ chức được 03 đợt, mỗi đợt 03 chuyến tàu, mỗi chuyến tàu chở khoảng từ 15 đến 20 du khách tham quan; giờ khởi hành chuyến đi 17h30 kết thúc lúc 20 giờ. Giá tour cho 01 lượt đi về trên sông là 120.000đồng/người kèm 01 suất ăn nhẹ và bảo hiểm du lịch. Công ty Du lịch Thuyền buồm Đông Dương cung cấp nhiều loại thuyền tùy theo nhu cầu và số lượng khách tham quan, bước đầu được sự ủng hộ nhiều du khách.

Bà Đổng Thị Kim Vui – Bí thư Quận ủy Quận 8, TPHCM: Xây dựng Thương hiệu Du lịch “Trên bến - Dưới thuyền” - 5

            Ÿ Chương trình Du lịch Đường sông TPHCM do UBND TPHCM chỉ đạo, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP thực hiện, Bà có ý kiến đóng góp gì đến UBND TP, Sở VHTTDL TPHCM cho sự phát triển Du lịch Đường sông TPHCM.

- Để phát triển Du lịch Đường sông Tp.HCM, theo tôi lãnh đạo Thành phố cần quan tâm thực hiện những công việc sau:

- Cần có quy hoạch, lộ trình thực hiện chiến lược phát triển Ngành Du lịch theo từng giai đoạn: “tầm ngắn”, “tầm trung” và “lâu dài”; theo từng giai đoạn sẽ có kế hoạch đầu tư hạ tầng cho phù hợp. Trước mắt, Sở VHTTDL TPHCM xây dựng kế hoạch phát triển du lịch đường sông trên địa bàn Thành phố đến năm 2015. Theo đó, xác định tiêu chí, tiêu chuẩn đối với từng tuyến, điểm du lịch, cầu tàu, bến đỗ, trạm dừng, phương tiện vận chuyển, nguồn nhân lực… để phục vụ cho phát triển Du lịch Đường sông. Đồng thời phải có sự phối hợp giữa các Sở Giao thông Vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng các quận, huyện liên quan xây dựng quy hoạch phát triển cầu tàu, bến đỗ tuyến Du lịch Đường sông của Thành phố.

- Bên cạnh việc đầu tư, thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách, đề nghị nghiên cứu thực hiện nhiều mô hình du lịch trên sông theo hình thức xã hội hóa. Theo đó, có mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, tổ chức học tập kinh nghiệm nhiều mô mình, cách làm hay của các nước tiên tiến trên thế giới và nghiên cứu điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình và thủy văn của Thành phố để áp dụng có hiệu quả vào du lịch trên sông tại Tp.HCM.

Ÿ Được biết Bà nguyên là Giám đốc Sở Du lịch TPHCM, Bà có điều gì tâm đắc đối với hoạt động của Ngành Du lịch TPHCM trong thời gian qua:

- Trước đây, trong thời gian công tác tại Sở Du lịch TPHCM (từ 12/2006 đến 01/8/2008) bản thân cùng tập thể Ban Giám đốc và lãnh đạo các Phòng Nghiệp vụ đã đoàn kết, chủ động tham mưu đề xuất UBND TPHCM, Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch và các giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn Thành phố như xây dựng chương trình phát triển du lịch 2006-2010, hai chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế về hợp tác phát triển với các tỉnh và quảng bá xúc tiến giai đoạn 2006-2010,…điều tôi rất tâm đắc đối với hoạt động của Ngành Du lịch là:

- Tp.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước, thời gian qua, Ngành Du lịch đã được quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban Nhân dân TPHCM, đây là điều kiện rất cần thiết mang tính chất quyết định cho chiến lượt phát triển Ngành Du lịch bền vững cho Thành phố.

- Tiềm năng du lịch của Thành phố còn rất lớn, có rất nhiều địa danh, khu di tích lịch sử, kiến trúc văn hoá đặc trưng, lâu đời của Thành phố, cơ sở vật chất phục vụ du lịch chất lượng cao, nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm, được đào tào chuyên ngành; cũng như tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của thành phố ổn định, đây là điều kiện rất thuận lợi để thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Thành phố đã và đang khai thác tối đa những thế mạnh nêu trên vào Ngành Du lịch của TPHCM.

- Kế hoạch quảng bá Ngành Du lịch TPHCM trong những năm gần đây đã được quan tâm thực hiện tạo ra những nét riêng của Thành phố: Đường hoa Nguyễn Huệ, Ngày hội Du lịch, Hội chợ Du lịch Quốc Du lịch tế ITE… Đây là một trong những yếu tố quyết định của Ngành Du lịch TPHCM, đưa hình ảnh của Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng đến với du khách các nước trên thế giới.

Ÿ Xin cảm ơn!

 Minh Hiếu

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!