Tăng trải nghiệm tại khách sạn cùng loạt trò chơi truyền thống ô ăn quan, nhảy lò cò, cờ búng

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đây là xu hướng gamification (game hóa) mà các doanh nghiệp bắt đầu đưa vào thiết kế trải nghiệm cho khách hàng gần đây, và riêng trong ngành dịch vụ khách sạn thì mới chớm có một số khách sạn trên thế giới và ở Việt Nam ứng dụng.

Tăng trải nghiệm tại khách sạn cùng loạt trò chơi truyền thống ô ăn quan, nhảy lò cò, cờ búng - 1

Đến khách sạn không chỉ để ăn, nghỉ, mà còn được chơi ô ăn quan - Ảnh: Sojo Hotels

Tại buổi trò chuyện mở giữa các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, nghiên cứu khách hàng và doanh nghiệp khách sạn ngày 24/5 ở Hà Nội, xu hướng này đã được mang ra bàn luận như một giải pháp hay cho các khách sạn ở Việt Nam phục vụ khách hàng tốt hơn để cạnh tranh hiệu quả, phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19.

Thông tin từ buổi trò chuyện mở cho biết, theo khảo sát mới của Visa’s Green Shoots Radar, 42% người tham gia tin rằng họ sẽ đi du lịch để giải trí trong năm 2022. Các chuyên gia nhấn mạnh vào nhu cầu giải trí rất lớn của khách du lịch sau 2 năm bị kìm nén và căng thẳng vì dịch bệnh.

"Sau đại dịch COVID-19, ai cũng tìm kiếm những trải nghiệm du lịch vui vẻ để hồi sinh tinh thần và tìm nguồn cảm hứng mới trong cuộc sống. Họ không chỉ cần một điểm dừng chân thuận tiện mà muốn có một nơi lưu trú thú vị hơn.

Đến khách sạn bây giờ không chỉ để ngủ và ăn, đến khách sạn là phải được chơi, được vui", ông Lê Quốc Vinh - chuyên gia truyền thông, marketing - nhấn mạnh tại buổi trao đổi.

Tăng trải nghiệm tại khách sạn cùng loạt trò chơi truyền thống ô ăn quan, nhảy lò cò, cờ búng - 2

Chơi cờ búng ở khách sạn - Ảnh: Sojo Hotels

Bằng kinh nghiệm của mình, ông Vinh cho rằng để đạt được yếu tố "vui" đó, các khách sạn cần chú trọng nâng cao trải nghiệm bằng nhiều dịch vụ sáng tạo, cá nhân hóa trải nghiệm cho khách.

Vì vậy, một số hệ thống khách sạn lớn trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc và mới đây là ở Việt Nam, đã đưa xu hướng gamification (game hóa) vào thiết kế trải nghiệm cho khách hàng. Ông Vinh tin rằng với hiệu quả của giải pháp này, nó sẽ sớm được ứng dụng nhiều trong các khách sạn ở Việt Nam.

Bà Đặng Thúy Hà - giám đốc nghiên cứu hành vi khách hàng của Công ty NielsenIQ Việt Nam - chia sẻ kết quả khảo sát cho thấy ngày nay, có 3 yếu tố khách hàng quan tâm nhất khi đi du lịch là trải nghiệm được cá nhân hóa (82%), tiêu chuẩn an toàn cao (81%), sự riêng tư (58%). Khách du lịch mong muốn được cá nhân hóa hay có những trải nghiệm đặc biệt, mới mẻ khi đi du lịch.

Vì vậy, cuộc đua làm tăng trải nghiệm cho khách hàng trong ngành dịch vụ khách sạn trở nên khắc nghiệt hơn, nhưng cũng hấp dẫn hơn. Và trong cuộc đua này, các khách sạn đang bắt đầu để mắt đến giải pháp đưa các trò chơi vào khách sạn cũng như cho phép khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp hơn với mình.

Tăng trải nghiệm tại khách sạn cùng loạt trò chơi truyền thống ô ăn quan, nhảy lò cò, cờ búng - 3

Trò chơi nhảy lò cò được bố trí ngay lối ra của... nhà vệ sinh của khách sạn - Ảnh: Sojo Hotels

Bà Nguyễn Thị Thu Hà - trưởng ban định hình phong cách của Sojo Hotels - cho biết, hệ thống khách sạn này đang đưa vào rất nhiều trò chơi để tăng trải nghiệm cho khách trong suốt quá trình lưu trú tại khách sạn và nhận được những phản hồi rất tích cực từ khách hàng.

Bên cạnh những trò chơi hiện đại như bi lắc, phi tiêu, rút gỗ..., khách còn được trải nghiệm những trò chơi dân gian ở những chỗ rất… không ngờ như sau lối ra của phòng vệ sinh trong khách sạn là trò chơi nhảy lò cò với đích đến là một phần thưởng thú vị.

Ở hệ thống khách sạn này còn có các trò chơi truyền thống khác như ô ăn quan, cờ búng.

"Phải tạo ra trải nghiệm thú vị và có gu hơn cho khách hàng chính là một đòi hỏi bức thiết trong cuộc cạnh tranh thu hút khách sau đại dịch COVID-19", bà Thu Hà nói.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thạch An

CLIP HOT

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp thìn 2024 trước giờ khai mạc

Đường hoa Nguyễn Huệ gây ấn tượng mạnh ngay từ cổng chào với đôi linh vật rồng uốn lượn ngoạn mục. Với tên gọi “Lưỡng Long triều liên” (đôi rồng chầu sen), đại cảnh cổng mở gồm hai linh vật Rồng, mỗi linh vật có 5 đoạn thân rồng uốn lượn dọc hai bên đường hoa, với độ dài hơn 100 m và kích thước vòng đầu hơn 2 m.