Xe nước mía màu vàng gần 7 thập niên ở Sài Gòn: Cách tuần bán một lần

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Đi ngang qua đường Cô Giang (Q.1, TP.HCM) nhiều người hay tò mò về xe nước mía màu vàng vốn ở yên đó qua nhiều thập kỷ, chứng kiến nhiều đổi thay của Sài Gòn.

Xe nước mía màu vàng gần 7 thập niên ở Sài Gòn: Cách tuần bán một lần - 1

Xe nước mía tạo cảm giác hoài cổ

Dù chỉ mở bán cách tuần nhưng chiếc xe nhỏ vẫn thu hút được lượng đông khách ghé thăm. Đây là xe nước mía Kiên Ký của chú Lý Tùng (63 tuổi), người ta vẫn quen miệng gọi chú là “ông địa trà tắc”, không phải vì trà Ô Long tắc là món “ruột” của quán mà còn là nụ cười tỏa nắng của chủ quán ẩn sau chiếc xe màu vàng cũ kỹ.

Xe nước mía màu vàng gần 7 thập niên ở Sài Gòn: Cách tuần bán một lần - 2

Chú Tùng là đời thứ 2 kế nghiệp gia đình bán nước mía

68 năm chứng kiến sự đổi thay của Sài Gòn

Theo lời chú Tùng, gia đình chú, vốn di cư từ Tiều Châu (Trung Quốc) vào Việt Nam, năm 1952 bắt đầu mở bán nước mía mưu sinh. Tính đến nay, xe nước mía đã trải qua 3 đời nối nghiệp và chứng kiến nhiều đổi thay suốt 68 năm của Sài Gòn.Chú kể vào thời đó mía rất hiếm ở Sài Gòn nên gia đình chú phải đổi gạo nhờ người quen chuyển mía từ miền Trung vào.

“Ngày xưa chưa có máy móc, nhà chú phải dùng sức kéo của trâu kéo cối xay đá để ép mía ra dùng. Đến thời Pháp thuộc mới có mô-tơ điện, nhưng chỉ chạy tới nên mía hay bị kẹt. Mãi sau này có động cơ 2 chiều, việc ép mía mới dễ dàng hơn”, chú Tùng nhớ lại.

Trải qua 3 đời bán, chứng kiến nhiều thăng trầm và đổi thay của Sài Gòn, người đàn ông gốc Hoa bồi hồi: “Sài Gòn giờ thay đổi nhiều lắm, ngày trước ở đây là khu chợ Cô Giang tự phát, xe nước mía bán ở góc ngã tư. Bây giờ nhà cửa mọc lên rất nhiều, chợ cũng chẳng còn, các hộ gia đình sống lâu năm tại đây giờ cũng chỉ còn vài hộ”.

Nhiều thực khách tìm đến xe nước mía không phải chỉ để thưởng thức đồ uống ngon, mà họ còn quay lại như một nơi để hoài niệm về Sài thành những ngày xưa cũ. Chú Tùng kể chuyện nhiều khách quen đã gắn bó với xe nước mía của chú qua nhiều đời, từ thời ông đến đời con, và bây giờ là đời cháu chắt.

“Tui thấy bán đắt hàng lắm, nhất là thời ông bà ngày xưa, vì hồi ấy chưa có nhiều xe nước mía, nhiều khi khách phải đứng chen chúc chờ mua”, một hàng xóm lâu năm chia sẻ.

Xe nước mía màu vàng gần 7 thập niên ở Sài Gòn: Cách tuần bán một lần - 3

Các món nước ở đây đồng giá 10.000 đồng/ly

Anh em trong nhà thay phiên nhau bán

Vừa mải mê xay mía, chú Tùng vừa chậm rãi kể lại. Khi ông bà qua đời, nghề bán nước mía và mặt bằng được truyền lại cho anh em trong gia đình chia nhau bán kiếm sống.

“Chú cùng một người khác thay phiên nhau mỗi người một tuần, 2 xe khác nhau mang 2 hương vị riêng, tuần này nhà chú bán còn tuần sau là xe khác. Chú vẫn bán nhưng chỉ bán phía sau nhà hoặc là bán cho khách mối”, chú Tùng cho biết.

Trà Ô Long là đồ uống được yêu thích nhất tại quán, trà được nấu từ lá trà tươi, không sử dụng chất bảo quản. Nói về “bí kíp” chú Tùng chia sẻ, khi pha chế phải dùng bình lắc thật mạnh, thật đều để vị trà nồng nàn hơn.

Xe nước mía màu vàng gần 7 thập niên ở Sài Gòn: Cách tuần bán một lần - 4

Quán mở bán từ 9 giờ sáng tới 10 giờ đêm

Anh Cao Hoàng Sơn (29 tuổi, một khách hàng quen thuộc) chia sẻ: “Nói thiệt là anh chưa bao giờ uống chỗ nào bán trà tắc ngon tới vậy, đến bây giờ vẫn chưa thấy quán khác ngon bằng. Vị trà thơm, ngọt dịu, có vị hậu ngọt lịm trong cổ và uống xong không bao giờ bị gắt họng”.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Quỳnh Quỳnh (Báo Thanh Niên)

CLIP HOT

Hotgirl triệu view và hành trình đưa văn hóa, đặc sản vùng cao ra thế giới
Hotgirl triệu view và hành trình đưa văn hóa, đặc sản vùng cao ra thế giới

Cuộc sống hàng ngày gắn liền với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, các lễ hội, trang phục truyền thống và đặc sản địa phương, thay vì chỉ giữ những điều đó cho riêng mình, cô gái trẻ quyết định bước ra khỏi vùng an toàn, dùng mạng xã hội để chia sẻ những nét đẹp của người Hà Nhì với thế giới.