Tạp chí Du lịch TP.HCM trao giải cuộc thi 'Đi tìm vị Sài thành'

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Chiều 29/1, Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Sài Thành - Vị giao hoà thương nhớ” và trao giải cuộc thi “Đi tìm vị Sài thành”.

Tạp chí Du lịch TP.HCM trao giải cuộc thi 'Đi tìm vị Sài thành' - 1

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, TBT Tạp chí Du lịch TP.HCM (thứ hai từ phải) trao giải cho các tác giả.

Phát động vào ngày 12/12/2023, cuộc thi “Đi tìm vị Sài thành” đã nhận được hơn 200 tác phẩm dự thi từ bạn đọc khắp mọi miền Tổ quốc ở nhiều thể loại: bài viết, bài ảnh và clip. 

Các tác phẩm của độc giả gửi tới phác thảo một bức tranh ẩm thực Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng và đậm dấu ấn phong vị. Đáng giá hơn, ban tổ chức nhận được nhiều bài dự thi có góc nhìn riêng với những kiến giải đầy cá tính và sự dày công nghiên cứu từ góc độ lịch sử, thổ nhưỡng, khí hậu. 

Tổng kết từ hơn 200 bài dự thi, ban tổ chức nhận thấy các món như hủ tiếu, cà phê, bánh mì và sau đó là các loại chè lần lượt được nhắc tới nhiều nhất trong danh mục hàng trăm món ăn đang được giới thiệu mỗi ngày trong khắp thành phố. 

Tạp chí Du lịch TP.HCM trao giải cuộc thi 'Đi tìm vị Sài thành' - 2

Nhà báo Nguyễn Thị Thu Hà, Tổng biên tâp Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Cuộc thi đã mang đến cho chúng tôi một bức tranh về vị Sài Thành thông qua từng góc nhìn, từng quan điểm khác biệt. Khi hỏi về vị Hà Nội, người ta có thể dễ dàng chọn một món là phở để phản ánh tính đặc trưng, nhưng ẩm thực Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh lại hoàn toàn khác”.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, một món ăn là không đủ vẽ lên phong vị của thành phố này. Điều này thực sự rất thú vị. Chúng ta đã tìm thấy bên cạnh sự phong phú, tính chất ẩm thực của Sài Gòn đã vẽ ra một bức tranh rộng lớn hơn về văn hóa, lịch sử. Bà Nguyễn Thị Thu Hà cho biết thêm, ở đó, tình thương và lòng nhớ có vẻ trở thành đặc trưng tiêu biểu trong cách người Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh chọn ẩm thực như một hình thức giao tiếp văn hóa của mình.

Ở đó, nếu “tình thương” là một đặc tính của những người miền Nam hào sảng nghĩa tình; “Lòng nhớ” được gói ghém bởi những dòng lưu dân ở các miền hội tụ về Sài Gòn lập phố, có trong mỗi món ăn họ mang đến từ khắp các làng quê. 

Kết quả, ban tổ chức đã trao Giải nhất cho bài  Phở Sài Gòn, vị ‘nostalgia’ của tác giả Huỳnh Thịnh. Giải Nhì thuộc về bài Vị nhớ Sài thành, tác giả Ân Điền. Tác giả Ngô Tú Ân đạt giải Ba với tác phẩm Sài Gòn - Tứ phương tròn một vị.

Ngoài ra, ban tổ chức còn trao 4 giải Khuyến Khích gồm: Sài Gòn, vị mưa, vị nắng ( tác giả Trần Văn Thiên); Cheo Leo – Vị của thời gian (tác giả Huỳnh Thịnh); Phố Sài thành có vị gì? (tác giả Hoài Hương) và Cây lá hoa trong ẩm thực Sài thành (tác giả Nguyễn Thu).

Ban tổ chức cũng trao Giải Clip truyền cảm hứng cho clip Chè bưởi Mẹ Siêu Nhân: Từ vỏ bưởi đắng chát đến vị ngọt của tình người (tác giả Tấn Đạt); Giải Clip ấn tượng nhất: Bánh mì Sài Gòn - trải nghiệm ẩm thực được yêu thích ở Radisson Blu Resort Cam Ranh (tác giả Lê Bá Vũ); Giải Bài viết được yêu thích nhất: Bạc xỉu - Vì ngon ngọt, vị ký ức (tác giả Cao Thuận).

Tạp chí Du lịch TP.HCM trao giải cuộc thi 'Đi tìm vị Sài thành' - 3

Ban tổ chức trao giải cho các tác giả có tác phẩm đạt giải cao tại cuộc thi.

Hơn 300 năm hình thành và phát triển, Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến như vùng đất hội tụ tinh hoa của ba miền đất nước, ở đó, sự phong phú về ẩm thực vùng miền là nét nổi bật. Trong từng mùi vị của mỗi món ngon được bày bán trên khắp nẻo đường Sài Gòn không chỉ chứa đựng tinh tuý ẩm thực vùng miền mà còn gói ghém bao nỗi nhớ, niềm thương quê nhà của những người con xa quê. Chính phong vị riêng có ấy tạo nên một kho tàng đặc sản bất tận cho thành phố, mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị, giúp Sài Gòn trở thành điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hữu Long

CLIP HOT

Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa
Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa

Ăn một miếng phở Vân Cù, người sành ăn sẽ nhận ra thứ hương vị, bánh phở không giống với bất cứ một loại phở nào. Vị ngọt đậm, béo nhưng thanh của nước dùng “quyện” trong từng sợi phở dai, giòn, bóng mướt.