Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ba khía muối là một trong những đặc sản đặc trưng của tỉnh Cà Mau. Nghề “Muối ba khía” của tỉnh đã được công nhận là nghề di sản cấp quốc gia. Vùng đất Rạch Gốc (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) chính là nơi đưa ba khía muối nổi tiếng gần xa.

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa - 1

“Muối Ba khía” là nghề truyền thống của một bộ phận người dân vùng rừng ngập mặn Cà Mau.

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa - 2

Nghề muối ba khía còn được duy trì khá nhiều ở các huyện ven biển của tỉnh Cà Mau nhưng phổ biến nhất ở huyện Ngọc Hiển.

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa - 3

Thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển chính là vùng đất có nguyên liệu ba khía ngon nổi tiếng gần xa, góp phần đưa sản phẩm muối ba khía được biết đến rộng rãi.

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa - 4

Người dân địa phương truyền tai rằng, những tán rừng đước, mắm ngập mặn và phù sa của vùng biển ở đây đã tạo ra con ba khía có gạch màu vàng, thịt chắc ngọt.

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa - 5

Cách đây nhiều năm, nguồn lợi ba khía rất phong phú. Đến mùa ba khía “hội” (khoảng tháng 7-9 âm lịch) bà con đi soi ba khía ban đêm phải dùng xuồng chở.

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa - 6

Ngày nay sản lượng ba khía bị suy giảm mạnh, hiện hình thức bắt ba khía phổ biến là bẫy bằng rập chuột.

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa - 7

Các thợ nghề bẫy ba khía như bẫy chuột nhưng mồi để dẫn dụ là tôm, cá.

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa - 8

Ba khía tươi đang có giá dao động từ 50 – 80 ngàn đồng/kg.

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa - 9

Sau nhiều năm, các công đoạn cơ bản để tạo ra ba khía muối vẫn không thay đổi, gồm 2 công đoạn chính: muối và trộn ướp để ăn.

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa - 10

Người dân cho ba khía tươi được rửa sạch vào nước muối đậm đặc. Sau đó, tiếp tục được rửa sạch để khô và cho vào keo, khạp đổ nước muối vào muối.

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa - 11

Sau khoảng 1 tuần, ba khía có thể dùng trộn ướp để ăn. Nguyên liệu trộn ướp cơ bản, gồm: chanh, tỏi, ớt, khóm, đường,... ba khía sẽ bớt đi vị mặn và rất thơm ngon.

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa - 12

Tại huyện Ngọc Hiển còn nhiều hộ gia đình, cơ sở kinh doanh sản phẩm ba khía muối nguyên con và trộn sẵn.

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa - 13

Vào năm 2020, nghề muối ba khía của người dân thị trấn Rạch Gốc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Quy trình đưa ba khía muối Rạch Gốc nổi tiếng gần xa - 14

Sản phẩm ba khía muối của tỉnh Cà Mau luôn không đủ cầu. Suy giảm nguồn lợi đang là thách thức lớn với người dân làm nghề truyền thống này.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trần Hiếu (Báo VOV)

CLIP HOT

Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa
Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa

Ăn một miếng phở Vân Cù, người sành ăn sẽ nhận ra thứ hương vị, bánh phở không giống với bất cứ một loại phở nào. Vị ngọt đậm, béo nhưng thanh của nước dùng “quyện” trong từng sợi phở dai, giòn, bóng mướt.