Độc đáo 6 loại bánh Tết cho mâm cúng tất niên tại Sài Gòn

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Bạn có thể bổ sung thêm những món bánh mang ý nghĩa đoàn viên, mọi sự trọn vẹn, tốt đẹp, viên mãn trong năm mới cho gia đình theo phong cách người Hoa ở Sài Gòn

Bánh Tổ

Đây là loại bánh được chế biến từ bột gạo nếp và được dùng làm món tráng miệng hay bánh để cúng lễ của người Hoa ở Sài gòn. Mặc dù có thể ăn quanh năm, nhưng theo truyền thống, nó phổ biến nhất trong dịp tết. Ăn bánh tổ được coi là may mắn trong thời gian này, bởi vì niên cao là một từ đồng âm của "năm cao hơn".

Độc đáo 6 loại bánh Tết cho mâm cúng tất niên tại Sài Gòn - 1

Bánh tổ của người Hoa có hai loại: màu trắng và màu vàng. Loại màu trắng sử dụng đường cát trắng, có nơi sử dụng đường phèn. Loại màu vàng sử dụng đường tán. Món bánh này được người Hoa cúng xuyên suốt những ngày Tết và sau đó có thể được chế biến thành nhiều loại khác nhau

Bánh Chính túi

Người Hoa gốc Quảng Đông vào ngày Tết thường dùng bánh “chính túi” hay còn gọi là bánh lựu để cúng tổ tiên và các vị thần linh. Đây là loại bánh cam chiên phồng với nhân bánh là hỗn hợp được nấu từ đậu phộng rang đã tách đôi, hạt sen, cốm làm từ nếp và mạch nha.

Độc đáo 6 loại bánh Tết cho mâm cúng tất niên tại Sài Gòn - 2

Khi lắc nhẹ ra nghe có tiếng động bên trong. “Chính túi” tức kim đại có nghĩa là túi vàng, một vật ước muốn của những người làm nghề kinh doanh, dịch vụ.

Chè trôi nước

Chè trôi nước gọi là bánh Nguyên tiêu vì được dùng làm lễ vật chay trong ngày tết Nguyên Tiêu tuy nhiên theo thời gian thì chúng được sử dụng hầu tết vào các mâm cỗ cúng bái tổ tiên vào các dịp. 

Độc đáo 6 loại bánh Tết cho mâm cúng tất niên tại Sài Gòn - 3

Chè trôi nước đồng âm có nghĩa với từ “đoàn viên”. Ngoài ra, dạng tròn và nhỏ nhỏ tụ tập lại thành cụm trong chén tạo nên một ý nghĩa gia đình sum họp, quây quần đầm ấm. Những loại chè này hương vị ngọt ngào, viên tròn,… tượng trưng cho sự tốt đẹp trọn vẹn, viên mãn. 

Bánh phát tài

Độc đáo 6 loại bánh Tết cho mâm cúng tất niên tại Sài Gòn - 4

Bánh phát tài, phát cao (hoặc cao phát theo phiên âm tiếng Hoa) hay còn biết đến với cái tên bánh thuẫn có chất liệu dạng xốp giống bánh bò lai, bông lan. Nguyên liệu chính của bánh là từ bột gạo lên men, được nướng hoặc hấp cho đến khi xòe thành bốn múi như bông hoa.

Bánh đường

Độc đáo 6 loại bánh Tết cho mâm cúng tất niên tại Sài Gòn - 5

Những khối đường lớn được tạo hình rồng, hổ, phượng cho đến các loại quả như đào tiên, quýt đều mang ý nghĩa may mắn và thịnh vượng cho năm mới. Trong đó, đào tiên tượng trưng cho sự trường thọ, trái quýt đồng âm với từ "cát" trong tiếng Hoa giúp mang lại sự may mắn...

Bánh bao đào tiên

Độc đáo 6 loại bánh Tết cho mâm cúng tất niên tại Sài Gòn - 6

Bánh bao là món ăn tượng trưng cho sự trường thọ, sung túc, thường được dùng để tỏ sự mong ước cuộc sống đủ đầy của con người. Bánh bao đào tiên thường để thắp hương vào dịp đầu năm, nhất là ngày Vía Thần Tài với mong muốn mang đến tài lộc trong công việc, sức khỏe, bình an cho gia đình.

Khi vị Tết 3 miền gặp gỡ
Khi vị Tết 3 miền gặp gỡ

Là người gốc Sài Gòn, sống ở miền Bắc nhưng cũng đem lòng yêu ẩm thực miền Trung, miền Tây, Tô Tiểu Tường chọn cách...

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hàn Mai

CLIP HOT

Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa
Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa

Ăn một miếng phở Vân Cù, người sành ăn sẽ nhận ra thứ hương vị, bánh phở không giống với bất cứ một loại phở nào. Vị ngọt đậm, béo nhưng thanh của nước dùng “quyện” trong từng sợi phở dai, giòn, bóng mướt.