"Đệ nhất ẩm thực Hà Thành" Ánh Tuyết được đề nghị xét tặng Nghệ nhân nhân dân
Nghệ nhân ưu tú Phạm Ánh Tuyết đã có tên trong danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", do Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ trình Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước. Năm 2019, hồ sơ của bà đã dừng ở Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.
Nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Ánh Tuyết là thế hệ thứ 7 của một dòng họ gốc Hà Nội, nên ngay từ khi còn bé bà đã được dạy dỗ kỹ lưỡng mọi việc nữ công gia chánh và tích lũy học hỏi được những công thức chế biến món ăn Việt.
Vào năm 1990, tại Hội chợ ẩm thực lần đầu tiên được tổ chức tại khách sạn Hozison (Hà Nội), bà đã vượt qua nhiều đầu bếp danh tiếng là bếp trưởng của các khách sạn cao cấp để giành giải Nhất với món gà quay mật ong. Đây là bước ngoặt đối với nghệ nhân Phạm Thị Ánh Tuyết.
Sau đó, bà mở một cửa hàng nhỏ vừa kinh doanh, vừa góp phần giới thiệu, quảng bá ẩm thực Hà Nội. Từ thành công của nhà hàng đầu tiên, vào năm 2008, bà mở thêm nhà hàng thứ hai cũng mang thương hiệu Nhà hàng Ánh Tuyết tại số 22 Mã Mây.
Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thị Tuyết
Hơn 40 năm qua, bà đã mở nhiều lớp dạy nữ công, truyền dạy cách nấu những món ăn truyền thống của người Hà Nội cho các bạn trẻ trong và ngoài nước muốn tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Năm 2019, Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thị Tuyết từng được được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân nhưng hồ sơ của bà bị dừng ở Hội đồng cấp Bộ. Chính vì vậy, năm 2021, Hà Nội lại tiếp tục đề xuất Hội đồng cấp Bộ xem xét trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân cho bà Phạm Thị Tuyết.
Theo danh sách được đăng tải xét lấy ý kiến lần này có 71 cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và 600 cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đã được Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét.
Trong danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", Hà Nội là địa phương có số lượng nhiều nhất với 11 hồ sơ; phổ biến ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian (7 hồ sơ), tiếp theo là 3 hồ sơ nghệ nhân ở loại hình tri thức dân gian, 1 hồ sơ nghệ nhân ở loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.
Đó là các Nghệ nhân Ưu Tú: Bùi Thế Kiên, Nguyễn Thị Tam (Nguyễn Thị Minh Tam), Phan Thị Dung (Phan Thị Kim Dung), Nguyễn Thị Lan, Bùi Quốc Thi, Ngô Văn Đảm, Nguyễn Hữu Kiêm thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian; loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng gồm Nghệ nhân Ưu Tú Lưu Ngọc Đức, lĩnh vực tri thức dân gian thuộc về Nghệ nhân Ưu Tú Chu Tiến Công, Nguyễn Văn Thành và Phạm Thị Tuyết (Ánh Tuyết).
Nghệ nhân ưu tú Tạ Thị Hình (Bắc Ninh, bên phải) được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”
Sau Hà Nội, Bắc Ninh có 7 hồ sơ đều ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian; Thái Bình có 5 hồ sơ; Bình Định có 4 hồ sơ; TP. Hồ Chí Minh có 3 hồ sơ... được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”.
Danh sách 600 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể do Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ trình Hội đồng cấp Nhà nước cũng được đăng tải để xin ý kiến rộng rãi.
Theo kế hoạch, thời gian lấy ý kiến của nhân dân sẽ kéo dài đến ngày 27.7, trước khi Hội đồng cấp Nhà nước tổ chức phiên họp theo quy định.
Mang trong mình một tình yêu sâu sắc với núi rừng, chàng thanh niên trẻ Phương Minh Chiến (Bắc Giang) đã thực hiện nhiều...