Thị trường du lịch ra nước ngoài của Việt Nam phục hồi nhanh hơn

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

88,5% du khách Việt Nam đã đi du lịch cả trong và ngoài nước trong 9 tháng đầu năm nay. Thị trường du lịch nước ngoài (outbound) tại Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ, nhanh hơn dự kiến.

Đây là kết luận chính của báo cáo tóm tắt về "Xu hướng du lịch nước ngoài của du khách Việt Nam 2022" được Công ty nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu du lịch và khách sạn Outbox (Outbox Company) công bố ngày 21/11.

Thị trường du lịch ra nước ngoài của Việt Nam phục hồi nhanh hơn - 1

Hàn Quốc là một trong 3 điểm đến được du khách Việt Nam yêu thích nhất sau khi các biện pháp hạn chế vì Covid-19 được dỡ bỏ.

Outbox Company cho biết, đại dịch Covid-19 lan rộng đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành nghề, trong đó du lịch là một trong những ngành chịu thiệt hại lớn nhất, đặc biệt là thị trường du lịch quốc tế gần như đã rơi vào tình trạng đóng băng. Sau 2 năm chống chọi, các quốc gia đã lần lượt mở cửa trở lại và nới lỏng các hạn chế.

Kết quả, qua khảo sát, Outbox Company nhận thấy du lịch outbound tại Việt Nam đã phục hồi nhanh hơn dự báo trước đó. Thậm chí, dù bị gián đoạn bởi đại dịch, nhu cầu kết nối lại của du khách Việt với thị trường du lịch nước ngoài không vì thế giảm đi mà hứa hẹn sẽ tăng mạnh trong giai đoạn hậu Covid-19.

Theo khảo sát, có 69,25% khách outbound Việt được khảo sát coi việc du lịch nước ngoài là sở thích và hoạt động thường xuyên. 57% khách outbound Việt cho biết họ phải đi du lịch sau thời gian bị kìm hãm vì giãn cách quá lâu.

Thị trường du lịch ra nước ngoài của Việt Nam phục hồi nhanh hơn - 2Bên cạnh đó, các dữ liệu đo lường mức độ hào hứng trở lại du lịch của người Việt thông qua mô hình Vietnam Travel Tracker do Outbox thực hiện đã chỉ ra rằng mức độ lo lắng về sự an toàn của điểm đến đã giảm dần theo thời gian.

Cụ thể, tháng 10/2021, chỉ số này là 8,21 điểm (trên thang điểm 10) và chỉ sau 1 tháng, mức độ quan tâm tới sự an toàn đã giảm xuống còn 7,85 điểm và đạt 6,15 điểm vào tháng 5/2022.

Mùa hè vẫn luôn là giai đoạn sôi động dành cho du lịch nước ngoài đối với khách Việt. Thị trường du lịch outbound Việt Nam đã có những bước nhảy vọt trong mùa cao điểm hè 2022, trải dài từ tháng 4 tới cuối tháng 8, trong đó, giai đoạn đỉnh điểm là tháng 6.

Có 3 yếu tố chính tác động tới quyết định lựa chọn điểm đến ở nước ngoài của du khách Việt, đó là: Chi phí cho chuyến đi (49,6%), thông tin sẵn có về sự an toàn của điểm đến (44,6%) và sự phù hợp của điểm đến với sở thích cá nhân (41,8%).

Đặc biệt, có tới 65% khách outbound Việt Nam chi tiêu nhiều hơn cho các chuyến đi nước ngoài vào năm 2022 so với một chuyến đi tương tự trước đại dịch.

Những hạn chế đi lại không chắc chắn và thay đổi nhanh chóng cũng dẫn đến sự thay đổi trong thói quen lập kế hoạch và đặt chỗ của khách du lịch.

2/3 khách outbound Việt Nam được hỏi có xu hướng vạch kế hoạch cho chuyến đi trong khoảng thời gian dưới một tháng trước khi khởi hành và ngày càng có xu hướng đặt vé linh hoạt. Ngược lại, trong giai đoạn trước dịch, chỉ có chưa đến 29,3% du khách Việt thực hiện việc lập kế hoạch chuyến đi trong khoảng thời gian dưới 1 tháng trước ngày khởi hành.

Theo truyền thống, tham quan các danh thắng nổi tiếng tại các điểm đến vẫn là hoạt động chính của du khách Việt khi ra nước ngoài với 72,9% số người được hỏi lựa chọn trải nghiệm này. Tiếp theo là khám phá ẩm thực địa phương và mua sắm.

Kết quả khảo sát cho thấy, ngay khi hoạt động du lịch được mở lại, du khách Việt Nam đặc biệt ưa thích 3 điểm đến tại châu Á là Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan.

Nhìn chung, các điểm đến châu Á vẫn luôn là những nơi được yêu thích nhất của du khách Việt do có nhiều điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như thủ tục thị thực đơn giản hơn, giá cả phải chăng hơn và giao thông thuận tiện.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

T.Linh (Báo Nhân Dân)

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!