Thách thức với nguồn nhân lực du lịch văn hóa

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, du lịch văn hóa được xác định là 1/13 ngành phát triển công nghiệp văn hóa.

Để thực hiện mục tiêu công nghiệp văn hóa trong du lịch văn hóa, năm 2017, Bộ Chính trị (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch thu hút được 17-20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp.

Thách thức với nguồn nhân lực du lịch văn hóa - 1

Khách nước ngoài tham quan hồ Hoàn Kiếm.

Trong lĩnh vực du lịch, nguồn nhân lực du lịch sẽ chịu tác động trên cả yếu tố tích cực và tiêu cực, đối mặt với những yêu cầu cần cải cách đột phá để có sức cạnh tranh lành mạnh. Bởi vì, khi thực hiện công nghiệp du lịch văn hóa, khoa học công nghệ tiên tiến có sự trợ giúp tích cực của thiết bị công nghệ máy móc với mức độ tự động hóa cao, trí tuệ nhân tạo sẽ dần dần thay thế sức lao động của con người.

Ở một số nước, robot đã và đang được sử dụng để thay thế rất nhiều vị trí của con người. Trong lĩnh vực du lịch, ở Nhật Bản đã có khách sạn được vận hành hoàn toàn bởi robot, khách sạn có tên là “Henn na Hotel”. Không có bóng dáng con người ở đây. Khi khách bước vào cửa khách sạn sẽ được chào đón bởi robot. Khách hàng cũng gặp lễ tân là robot làm thủ tục check-in.

Dưới sự hướng dẫn của robot, nhập các thông tin cần thiết như dấu vân tay, mống mắt vào máy và nhận phòng. Sau đó, robot chở hành lý sẽ dẫn khách đến phòng đã đặt. Trong từng phòng, có robot thực hiện yêu cầu của khách hàng (ví dụ như tắt - mở điện, bật ti vi…). Không có nhà hàng trong khách sạn này nhưng có những máy bán thức ăn. Loại hình khách sạn robot này được cho rằng sẽ lan rộng ra toàn thế giới. Ưu điểm của loại hình khách sạn này giá thành thấp hơn so với khách sạn được duy trì bởi con người và có sự mới lạ, độc đáo.

Hay tại, "The De Young" - một trong những bảo tàng nghệ thuật tại San Francisco - đang sử dụng 2 robot như thế. Robot có màn hình kết nối với máy tính của khách hàng ở xa, robot gắn camera sẽ di chuyển trong bảo tàng để khách hàng có thể tham quan, thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật. Thông qua robot, khách hàng có thể nói chuyện với những nhân viên trong bảo tàng và khách tham quan trực tiếp.

Theo TS Trần Thị Tuyết Mai - Đại học Văn hóa Hà Nội: Nếu lao động trực tiếp không nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành thì họ sẽ thua ngay trên sân nhà và mất việc làm. Chính vì vậy, vấn đề đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ du lịch là nhiệm vụ quan trọng, là yếu tố then chốt có tính chất quyết định đưa du lịch Việt Nam thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, hiệu quả nhất.

Để du lịch Việt Nam có thế đứng và có năng lực cạnh tranh trong xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp văn hóa, các cơ sở đào tạo du lịch phải coi đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch có kiến thức cơ bản, có kỹ năng thực hành nghề chuyên nghiệp bài bản, có vốn ngoại ngữ tương xứng với yêu cầu công việc. Nội dung này là một yêu cầu cấp thiết cần được thực hiện một cách nghiêm túc và bài bản.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Quang Huy (Báo Kinh Tế & Đô Thị)

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!