Mòn mỏi chờ Trung Quốc mở cửa

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Trung Quốc luôn là thị trường outbound (du lịch nước ngoài) hàng đầu của người Việt. Tuy nhiên, chính sách chống dịch Covid-19 của nước này khiến việc du lịch chưa khả thi.

"Một số người vẫn còn định kiến nhưng tôi khẳng định Trung Quốc là điểm đến hàng đầu về cảnh quan. Đất nước này rộng lớn, nhiều phong cảnh hùng vĩ và làm du lịch sạch sẽ", Nguyễn Thị Mai - đại diện Uni Tour, công ty chuyên thị trường Trung Quốc - chia sẻ.

Tháng 4/2019, thống kê của Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho thấy lượng khách Việt Nam tới nước này đã chiếm luôn vị trí thứ 2 của Hàn Quốc với 6,3 triệu khách trong năm 2018. Chỉ Myanmar xếp trên Việt Nam vào thời điểm này.

Hiện tại, con số này giảm xuống nhiều do vấn đề dịch bệnh. Tuy nhiên, khi Trung Quốc mở cửa trở lại, sự quan tâm của người Việt dành cho điểm đến này vẫn sẽ rất lớn.

Mòn mỏi chờ Trung Quốc mở cửa - 1

Trung Quốc có sức hấp dẫn lớn với khách Việt trước dịch.

Tại sao Trung Quốc hấp dẫn?

Ông Nguyễn Tiến Đạt - Tổng giám đốc AZA Travel - cho biết trước dịch có 3 thị trường outbound hấp dẫn nhất với khách Việt, gồm Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Các thị trường như châu Âu, Mỹ, Australia... xếp sau 3 thị trường lớn này.

Về Trung Quốc, ông Đạt nhận xét đây là thị trường có sức hút đặc biệt. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như khoảng cách địa lý gần, sản phẩm tour đa dạng, chi phí luôn ở mức hợp lý.

"Một trong những tour nổi bật nhất của thị trường này là Bắc Kinh - Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu. Trên quan điểm cá nhân, tôi đánh giá đây là một trong những tour hay nhất thế giới.

Nó hội tụ mọi yếu tố. Bắc Kinh có Tử Cấm Thành cổ kính. Thượng Hải lại có những tòa nhà chọc trời chẳng thua gì New York (Mỹ). Hàng Châu mang vẻ đẹp mơ mộng. Tour này còn cho khách khám phá Vạn Lý Trường Thành nữa", ông Đạt chia sẻ.

Mòn mỏi chờ Trung Quốc mở cửa - 2

Trung Quốc có đa dạng tour với mức giá hợp lý cho du khách Việt.

Đây chỉ là một trong số nhiều tour tại thị trường Trung Quốc. Thị trường này có nhiều tuyến du lịch. So với tour đi các quốc gia khác, đại diện nhiều công ty lữ hành nhận xét lượng tour Trung Quốc đa dạng hơn hẳn.

Nếu không thích đường tour Bắc Kinh - Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu, du khách có thể khám phá Phượng Hoàng Cổ Trấn, Cửu Trại Câu, Quảng Châu, Thâm Quyến, Côn Minh... Giá các tour này cũng luôn ở mức rẻ, chỉ chưa tới 10 triệu đồng/người. Với những người thích trải nghiệm độc và đắt, họ có thể chọn tour như Nội Mông hay Tây Tạng.

Bên cạnh yếu tố đa dạng, các tour Trung Quốc cũng có sự gần gũi, phù hợp với người Việt. So sánh với tour Ấn Độ, nhiều khách phàn nàn chuyện khó ăn. Những món ăn ở Malaysia cũng tương tự.

Dù sức hút của Trung Quốc với khách Việt trước dịch rất lớn, nhiều công ty lữ hành thừa nhận sự quan tâm dành cho thị trường này hiện chưa cao. Nguyên nhân có thể là tâm lý sợ cảm giác bị mắc kẹt một lần nữa. Trong khi đa số nước châu Á đã mở cửa, Trung Quốc vẫn duy trì Zero Covid-19.

Hôm 19/9, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cũng thông báo chính phủ nước này sẽ nới lỏng một số quy định nhập cảnh sau 2 năm đóng cửa. Các công ty lữ hành có thể tổ chức tour tham quan dọc biên giới và chọn cảng để xuất/nhập cảnh linh hoạt.

Các công ty chuyên thị trường Trung Quốc xác nhận cũng chưa làm việc với các đối tác Trung Quốc về vấn đề mở lại. Trước mắt, họ vẫn đang khai thác những đường tour không phải thế mạnh bởi thông tin về việc mở lại du lịch Trung Quốc còn khá mông lung.

Trung Quốc là thị trường quan trọng

Từ việc khách Việt mất đi một điểm đến nước ngoài yêu thích như Trung Quốc, các chuyên gia trong ngành cho biết nên nhìn câu chuyện theo hai chiều. Du lịch outbound không đơn thuần là đem tiền đi nước ngoài hay chảy máu ngoại tệ.

Ông Phùng Quang Thắng - Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Hà Nội - nhận xét để phát triển du lịch cần có sự tương hỗ. Việc nhiều khách Việt Nam tới một điểm đến như Trung Quốc cũng mang tới những giá trị cho du lịch inbound (đón khách nước ngoài).

"Thị trường Trung Quốc có hoạt động hai chiều với Việt Nam. Trước dịch, khách Trung Quốc tới Việt Nam đạt khoảng 5,8 triệu lượt. Số khách Việt tới Trung Quốc cũng tương đương. Sự kết nối của hai điểm đến là rất thuận tiện.

Chúng ta đang chờ chính sách chống dịch của Trung Quốc nới lỏng, qua đó tăng tần suất đi lại giữa du khách hai bên. Sự phát triển hai chiều này đem lại lợi ích cho cả hai", ông Thắng nói.

Mòn mỏi chờ Trung Quốc mở cửa - 3

Việc thúc đẩy du lịch outbound với Trung Quốc cũng là cách để thu hút nguồn khách khổng lồ này.

Mặt khác, đại diện Hiệp hội Lữ hành Hà Nội cũng nhận xét lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa tương xứng với khách nội địa. Lúc này, khách nội địa coi như đã hồi phục hoàn toàn, thậm chí là vượt thời điểm trước dịch. Khách quốc tế đến Việt Nam cũng tăng trưởng so với năm trước nhưng không đáng kể.

Do đó, việc thúc đẩy outbound để tăng sự hợp tác 2 chiều là điều cần thiết.

Đồng quan điểm, ông Đạt cũng nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc thu hút khách Trung Quốc đến thị trường Việt Nam. Theo ông Đạt, các báo cáo trước dịch đã chỉ ra Trung Quốc là nguồn khách lớn nhất thế giới. Mỗi năm, có khoảng 150 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài. Ở Việt Nam, khách Trung Quốc cũng có sự ảnh hưởng nhất định tới một số điểm đến lớn.

"Nhiều người có thể chưa ưu tiên khách Trung Quốc nhưng không ai phủ nhận được tầm quan trọng của họ. Nhóm khách Trung Quốc giàu có sức chi tiêu rất lớn, đem lại kinh tế cho quốc gia điểm đến.

Vấn đề của Việt Nam là chưa khai thác được hiệu quả nhóm khách từ thành phố lớn mà lại tập trung nhiều vào khách vùng cận biên, khách đi tour 0 đồng", ông Đạt nói.

Làm mới sản phẩm du lịch
Làm mới sản phẩm du lịch

Phát huy tiềm năng, bản sắc độc đáo của mỗi địa phương, thời gian qua, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đã xây...

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Anh Tú (Zing News)

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!