"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Lần thứ ba ghé thăm bản làng Lô Lô Chải vẫn đong đầy cảm xúc như lần đầu, có khác chăng lần này trời đất chớm sang thu mang đến tiết trời mát mẻ, trong lành và khoan khoái hơn.

Đam mê du lịch trải nghiệm, Thu Hương (Hà Nội) đã chọn bản làng Lô Lô Chải dưới chân núi Rồng (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) cho chuyến đi đầu tháng 9. Mảnh đất bình dị, mộc mạc nơi miền biên ải để lại nhiều thương nhớ với cô gái 9X.

"Lần thứ ba quay lại bản làng vùng biên giới của cực Bắc, cảm xúc của tôi vẫn như lần đầu. Nếu như trải nghiệm lần trước là giữa tiết trời 0 độ C của đêm mùng 4 Tết thì lần này, tiết trời mát mẻ, dễ chịu và có chút se se lạnh của mùa thu vùng cao", Thu Hương chia sẻ.

"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 1

Bản Lô Lô Chải nhìn từ trên cao.

Bản Lô Lô Chải chỉ cách Cột cờ quốc gia Lũng Cú 1 km, là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Lô Lô - một trong những dân tộc ít người nhất ở Việt Nam. Nhìn từ xa, bản Lô Lô Chải nằm nép mình dưới chân núi, ẩn hiện những ngôi nhà trình tường độc đáo.

"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 2"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 3

Nhà trình tường của người Lô Lô thường có 3 gian, chủ yếu được xây từ đất thịt và đất sét, lợp mái bằng ngói âm dương. Những bức tường dày 50-60 cm giúp người dân thích nghi với thời tiết lạnh buốt mùa đông và nóng nực mùa hè.

Hiện bản Lô Lô Chải còn khoảng 37 ngôi nhà trình tường, trong số đó có nhiều ngôi nhà hơn trăm tuổi. Những căn nhà màu vàng giữa trập trùng cao nguyên đá Đồng Văn cũng là điểm nổi bật thu hút du khách tới trải nghiệm.

"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 4"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 5"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 6

Phơi ngô trước hiên nhà.

"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 7"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 8Sau mỗi vụ thu hoạch ngô trên núi đá, người dân sẽ đem về phơi trước hiên nhà. Sống giữa nơi đất cằn sỏi đá, những năm mất mùa vụ lúa nương có khi người ta phải ăn mèn mén thay cơm.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, bản Lô Lô Chải được du khách biết đến. Ngoài làm nương rẫy, nhiều hộ gia đình mở homestay du lịch, đời sống ngày càng được cải thiện.

"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 9

Một homestay nổi tiếng ở bản Lô Lô Chải.

"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 10

Thiếu nữ vùng cao ở bản Lô Lô Chải.

Thu Hương cho lời khuyên, đã đến Lô Lô Chải, du khách nên ở lại một đêm để trải nghiệm nhiều hơn đặc trưng văn hoá từ nhà ở, ẩm thực, trang phục… của người dân bản địa. Tối đến cùng thưởng thức món nồi lẩu gà đen ở homestay, nhâm nhi chén rượu ngô cay nồng và chuyện trò thân tình.

"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 11

Gà đen ẩm thực truyền thống của người Lô Lô.

"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 12"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 13"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 14"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 15Buổi sáng nơi vùng cao se se lạnh, dậy sớm và đi dạo một vòng quanh bản Lô Lô Chải, hít hà hương lúa trong lành, đọc cuốn sách khơi dậy tâm hồn, nhâm nhi một ly trà ấm… là cảm giác rất khó tả, phải đến tận nơi mới cảm nhận được tất thảy những điều rất đỗi bình dị.

"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 16"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 17"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 18"Phải lòng" Lô Lô Chải vào một ngày thu trong veo - 19Năm 2007, bản Lô lô Chải được công nhận là làng văn hoá và được đưa vào Dự án Bảo tồn làng văn hoá truyền thống. Đồng bào Lô Lô ngày càng nhận thức việc bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc và tầm quan trọng của du lịch địa phương. Môi trường sống trong bản cũng ngày càng sạch đẹp, mang lại sức sống mới cho vùng cao nguyên đá Đồng Văn nhưng không làm mất đi bản sắc dân tộc.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Minh Vy (Ảnh: Nguyễn Thu Hương)