Hình ảnh điểm đến Việt Nam chưa đủ ấn tượng với khách quốc tế
Hiện tại, thị trường khách du lịch Trung Quốc vẫn còn nhiều ẩn số, khách Nga chưa trở lại, còn thị trường Ấn Độ lại khá phức tạp. Do đó, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan là thị trường quan trọng với ngành du lịch Việt Nam, nhờ vào lượng khách du lịch lớn và duy trì ổn định.
Báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường du lịch The Outbox Company mới đây đã chỉ ra rằng du khách ba thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan chọn điểm đến Việt Nam do nhiều ưu điểm như: sự ra đời của nhiều hãng hàng không giá rẻ, thời gian di chuyển ngắn cùng chi phí du lịch phù hợp.
Theo báo cáo, trong ba quốc gia, lượng khách Hàn Quốc đi đến Việt Nami cao nhất, tiếp đến là Nhật Bản và Đài Loan.
Trong giai đoạn 2015 – 2019, số lượt khách từ xứ kim chi tới Việt Nam không ngừng gia tăng, từ hơn 1,1 triệu lên tới trên 4,3 triệu. Với mức tăng trưởng trung bình năm 10,7% và ghi nhận cao nhất đạt hơn 35 triệu lượt đi năm 2018, Hàn Quốc dẫn đầu về lượng khách đi nước ngoài giai đoạn 2015 – 2019. Chưa hết, mức chi tiêu cho du lịch nước ngoài của khách Hàn Quốc cũng thuộc top đầu trên thế giới.
Tuy luôn lọt top các điểm đến ưa thích của du khách Hàn Quốc, nhưng mức độ nhận biết về Việt Nam của khách xứ Kin chi chỉ ở mức trung bình – khá. Điều này có nghĩa là họ có biết tới chứ chưa am hiểu về đất nước hình chữ S. Nếu muốn thu hút và giữ chân những vị khách này tốt hơn, Việt Nam cần thấu hiểu họ hơn và tìm cách thay đổi hướng tiếp cận.
Du khách Hàn Quốc
Một đặc điểm chung khác của ba thị trường trên là mức chi tiêu cho du lịch nước ngoài cao và tăng khá đều, trung bình khoảng 7%/năm.
Khi đi du lịch quốc tế, hơn 40% du khách ở cả ba quốc gia đều lựa chọn khách sạn tiêu chuẩn (2-3 sao). Họ tìm kiếm thông tin du lịch tại các trang web/blog du lịch hoặc tìm kiếm trực tuyến. Sự an toàn chính là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định đi nước ngoài của những vị khách này.
Xét riêng từng thị trường, du khách Hàn Quốc rất chú trọng tới việc lưu trú, khách Nhật Bản mong muốn có được những khoảnh khắc và trải nghiệm xứng đáng với số tiền họ bỏ ra, trong khi khách Đài Loan đặc biệt quan tâm tới phương tiện di chuyển.
So với Nhật Bản và Hàn Quốc, du khách Đài Loan vẫn còn e ngại đi du lịch nước ngoài. Đại dịch và các hạn chế phòng chống dịch nghiêm ngặt trong thời gian dài đã phần nào tác động tới tâm lý của họ.
Khoảng 36,4% du khách Đài Loan sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các chuyến đi, nhưng cũng có đến 40,7% dự định cắt giảm chi tiêu cho du lịch để dành ngân sách cho việc chăm lo sức khỏe. Song song đó, có đến hơn 40% du khách Hàn Quốc và Nhật Bản sẵn sàng nâng ngân sách cho các chuyến du lịch nước ngoài trong thời gian tới.
Kết nối hàng không ngày càng thuận lợi Đây là yếu tố quan trọng góp phần tăng lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam. Ngày càng nhiều đường bay kết nối trực tiếp giúp du khách dễ dàng đi lại như Hà Nội – Busan, Hà Nội – Incheon, Đà Nẵng – Incheon, Cam Ranh – Incheon, TP. Hồ Chí Minh – Busan, TP. Hồ Chí Minh - Incheon… Trong đó, nhiều điểm đến nổi tiếng của Việt Nam được du khách Hàn Quốc rất ưa chuộng như Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An... Cùng với đó là sự tham gia khai thác đường bay giữa Việt Nam và Hàn Quốc của nhiều hãng hàng không trong nước như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airway hay các hãng hàng không Hàn Quốc như Korean Air, Asiana, Jeju Air... |
Nữ du khách Hàn Quốc đi từ sân bay Đà Nẵng về khách sạn bị tài xế taxi “chặt chém“ với giá cao hơn gấp 10 lần thông...