Giải pháp giúp ngành du lịch vượt khó và khôi phục mạnh mẽ sau đại dịch
Cần đẩy mạnh hồi phục và phát triển bằng các chương trình kích cầu, lấy du lịch nội địa làm nền tảng bền vững bên cạnh áp dụng công nghệ số tiếp cận quảng bá với các thị trường quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch về thuế, bảo hiểm, tín dụng…
Bối cảnh khó khăn
Khi đại dịch Covid-19 chưa bùng phát, ngành du lịch Việt Nam đã tạo ra nhiều ấn tượng tốt với khách du lịch quốc tế, thực hiện đúng kế hoạch mục tiêu phát triển kinh tế - xã hộiđã đề ra với kỳ vọng đón tiếp khách quốc tế, phục vụ khách trong nước mỗi năm ngày càng nhiều hơn, đóng góp 10% GDP. Thành tựu và nỗ lực của du lịch Việt Nam đã được thế giới đánh giá cao, Tổ chức Du lịch thế giới (UNTO) xếp Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.
Tuy nhiên, đầu năm 2020 dịch Covid-19 trên thế giới bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch. Không ngoại lệ, ngành du lịch thế giới cũng như du lịch Việt Nam đã phải chịu tác động nặng nề. Báo cáo của UNWTO cho hay, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu trong năm 2020 sụt giảm tới 1,1 tỷ lượt. Tổng thu du lịch toàn cầu mất đi 1,1 nghìn tỷ USD; khoảng 100-120 triệu lao động trong ngành bị mất việc.
Ngành du lịch thế giới cũng như du lịch Việt Nam đã phải chịu tác động nặng nề do ảnh hưởng đại dịch Covid-19
Theo Hiệp hội Du lịch TP.HCM, từ đầu năm 2020 đến nay, du lịch và hàng không là ngành chịu thiệt hại nặng nề chưa từng có, mọi hoạt động gần như tê liệt, doanh nghiệp điêu đứng, hầu hết đều ngưng hoạt động, không có doanh thu... nhưng vẫn phải chịu áp lực lớn với hàng loạt các chi phí như trả lương cho lao động (mặc dù đã cắt giảm và cơ cấu lại nhân sự), trả lãi vay nợ, hoàn tiền cho khách hàng với các chi phí đã đặt trước. Khó khăn của ngành du lịch gồm lữ hành, khách sạn, khu du lịch, nhà hàng, chuỗi cung ứng dịch vụ kéo theo những ảnh hưởng đến các ngành vận tải đường bộ, hàng không, đường sắt, đường thủy và nhiều ngành kinh tế khác.
Từ thực tế đó buộc ngành du lịch đã phải chuyển hướng sang tập trung khai thác và phát triển du lịch nội địa với hy vọng trở thành giải pháp cứu cánh cho doanh nghiệp lữ hành tồn tại trong giai đoạn dịch bệnh. Tuy nhiên, mảng du lịch nội địa lại liên lục bị gián đoạn bởi các đợt giãn cách xã hội theo chỉ thị của Chính phủ. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã khiến hoạt động du lịch bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp du lịch - lữ hành ngừng hoạt động, các khách sạn phải đóng cửa.
Giải pháp khôi phục ngành Du lịch
Để vượt qua khó khăn do ảnh hưởng đại dịch, ngành du lịch đã đưa ra nhiều giải pháp căn cơ trong đó nổi bật nhất là chương trình kích cầu du lịch nội địa đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa phục hồi nền kinh tế của Chính phủ. Chương trình này đã giúp nhiều khách du lịch trong nước được trải nghiệm, khám phá các địa điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam với mức chi phí rẻ hơn rất nhiều so với khi trước dịch Covid-19 bùng phát. Bên cạnh đó, chương trình này đã đem lại những đóng góp thiết thực cho quá trình khôi phục nền kinh tế, giải quyết việc làm cho số lượng lao động nhất định.
Giải pháp kích cầu du lịch nội địa có thể chưa đủ lực để thúc đẩy hoạt động của toàn ngành du lịch nhưng khả năng giữ chân doanh nghiệp nhỏ hoạt động và kích thích nền kinh tế địa phương, làm giảm tác động tiêu cực của dịch bệnh tới nền kinh tế nói chung cho đến khi du lịch quốc tế hoạt động trở lại.
Bà Nguyễn Thị Khánh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM nhận định các giải pháp chuyển đổi số cần phải được tích cực triển khai sớm. Lập kế hoạch hỗ trợ truyền thông về các điểm đến, những nơi có chính sách tốt để doanh nghiệp tiếp cận, đồng thời tạo niềm tin cho du khách. Các doanh nghiệp cần chủ động, chuẩn bị cho mùa du lịch hè sắp tới. Ngoài thị trường nội địa, các doanh nghiệp cần hướng tới những thị trường gần và đã kiểm soát được dịch.
Ông Lê Phong Vinh - Giám đốc Công ty TNHH Du lịch lữ hành Thiên Phú cho rằng: “Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch về thuế, bảo hiểm, tín dụng… để giúp đỡ doanh nghiệp du lịch trong giai đoạn khó khăn. Ngoài ra cần có chính sách đặc thù về thời hạn trả nợ, lãi vay”. Ông Vinh đề xuất các giải pháp như giảm mức lãi suất vay đang áp dụng, không áp dụng chuyển nhóm nợ, gia hạn gốc và lãi toàn bộ dư nợ hiện hữu.
Chương trình kích cầu du lịch nội địa giúp nhiều khách du lịch trong nước được trải nghiệm, khám phá các địa điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam với mức chi phí rẻ hơn rất nhiều so với khi trước dịch Covid-19 bùng phát
Trước đó, Bộ VHTT&DL cũng đã lấy ý kiến về dự thảo Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025. Chương trình nhằm xác định các nhiệm vụ trọng tâm đó là ưu tiên phát triển du lịch Việt Nam trong 5 năm 2021- 2025 để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2025 phù hợp với tình hình thực tiễn. Mục tiêu đặt ra là tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và bền vững, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới.
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cũng đã nhấn mạnh, có một thời gian chúng ta tập trung đón khách quốc tế nhưng khi đại dịch Covid-19 xảy ra thì thị trường nội địa với gần 100 triệu dân sẽ như thế nào? Do đó, chương trình du lịch phải hướng tới thị trường cân bằng, bền vững giữa du lịch nội địa và đón khách quốc tế. “Quá trình đó không đặt trọng tâm vào tỉ lệ lượt khách mà tính về khả năng chi tiêu của du khách, đóng góp bao nhiêu cho nền kinh tế”- ông Hùng nêu.
Ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam đưa ra khuyến nghị cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề thị trường trong phát triển ngành du lịch, bởi tình hình kinh tế, xã hội hiện nay có những biến động rất khó lường. Với thị trường quốc tế, trong bối cảnh tình hình mới, khi dịch bệnh được khắc phục cần chọn thị trường nhiều khách có chi trả cao, áp dụng công nghệ số tiếp cận quảng bá với các thị trường xa. Đồng thời cần phát triển du lịch nội địa làm nền tảng cho ngành du lịch Việt Nam.
Theo ông Bình, khi chuyển đổi hoạt động du lịch quốc tế sang trang thái mới, cần phải nâng cao tỷ lệ tiêm vaccine cho lao động trong ngành chống dịch, cần coi lao động trong lĩnh vực này cho lực lượng tuyến đầu của ngành kinh tế, đủ điều kiện hoạt động, khách cũng yên tâm. Đồng thời, công tác xúc tiến quảng bá phải ưu tiên ứng dụng công nghệ nhằm tăng tính hiệu quả và phù hợp với xu thế. Mặt khác, kích cầu trong bối cảnh bình thường mới, mục tiêu là tăng trưởng khách song song với giảm giá và nâng cao chất lượng dịch vụ, kết hợp lợi ích giữa nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi sản phẩm dịch vụ nhằm chia sẻ lợi ích một cách hợp lý để tổ chức hoạt động kích cầu.
Quyết định nêu rõ trình tự thực hiện thủ tục hành chính hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch bị ảnh hưởng bởi đại...