Nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn tiên phong nuôi ngọc trai nước ngọt ở miền Tây

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Sau nhiều năm ấp ủ và nghiên cứu, Công ty Ngọc Trai Hoàng Gia chính thức công bố thành lập Liên doanh Ngọc Trai Hoàng Gia Đồng Tháp, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển ngành ngọc trai nước ngọt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn chia  về mối duyên về Đồng Tháp nuôi ngọc trai nước ngọt.

Dự án là kết quả của quá trình hợp tác chiến lược giữa Ngọc Trai Hoàng Gia – đơn vị sở hữu hơn 25 năm kinh nghiệm và nhiều bằng sáng chế độc quyền trong lĩnh vực nuôi cấy, chế tác ngọc trai  và Công ty MK - doanh nghiệp giàu tâm huyết với mô hình nuôi cấy ngọc trai tại địa phương.

Tiên phong công nghệ đột phá

Nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Ngọc Trai Hoàng Gia (TP.HCM), cho biết Việt Nam có lợi thế hiếm có: khắp cả nước, từ vùng biển đến các khu vực nước ngọt, đều phù hợp để nuôi hầu hết các loài trai ngọc trên thế giới.

Đặc biệt, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Đồng Tháp là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên lý tưởng cho việc nuôi cấy ngọc trai nước ngọt, một ngành nghề đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức. Với sự hậu thuẫn và đồng thuận mạnh mẽ từ chính quyền địa phương Đồng Tháp, Liên doanh Ngọc Trai Hoàng Gia Đồng Tháp ra đời với sứ mệnh phát triển ngành ngọc trai nước ngọt Việt Nam vươn tầm thế giới.Nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn tiên phong nuôi ngọc trai nước ngọt ở miền Tây - 1

Nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn (giữa) tại buổi ra mắt Liên doanh Ngọc Trai Hoàng Gia Đồng Tháp.

Điểm nhấn của dự án là ứng dụng sáng chế độc quyền của Ngọc Trai Hoàng Gia, đặc biệt là kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai hoa văn tự nhiên – bước tiến đột phá được quốc tế công nhận sau hơn một thế kỷ phát triển ngành ngọc trai. Những viên ngọc trai hoa văn trống đồng, từng được chọn làm quà tặng quốc gia cho phu nhân Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản và nhiều nguyên thủ, sẽ được nuôi cấy tại Đồng Tháp, khẳng định vị thế ngọc trai Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Định hình tương lai ngành ngọc trai nước ngọt

Dự án thử nghiệm tại Ba Nông, Đồng Tháp đã cho những kết quả khả quan, mở ra tiềm năng phát triển vùng nuôi rộng lớn tại địa phương. Với định hướng xây dựng nơi đây trở thành mô hình kiểu mẫu cho ngành ngọc trai nước ngọt tại Việt Nam, Ngọc Trai Hoàng Gia Đồng Tháp kỳ vọng không chỉ mang lại giá trị kinh tế bền vững cho cộng đồng, mà còn góp phần định hình nền công nghiệp ngọc trai nước ngọt tại khu vực.

Chia sẻ về tầm nhìn dài hạn, đại diện Ngọc Trai Hoàng Gia nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng, với sự đầu tư nghiêm túc về kỹ thuật, sự tận tâm từ những người làm nghề và lợi thế thiên nhiên ưu ái, Việt Nam hoàn toàn có thể vươn lên trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về ngọc trai nước ngọt. Đây là thời điểm vàng để kích hoạt và phát triển ngành nghề giàu tiềm năng này".Nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn tiên phong nuôi ngọc trai nước ngọt ở miền Tây - 2Nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn tiên phong nuôi ngọc trai nước ngọt ở miền Tây - 3

Nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn trực tiếp giám sát quá trình cấy nhân vào từng con ngọc trai.

Liên doanh Ngọc Trai Hoàng Gia Đồng Tháp không chỉ là một dự án hợp tác, mà là một cam kết đồng hành lâu dài để phát triển ngành ngọc trai bền vững, đóng góp vào sự thịnh vượng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nâng tầm vị thế ngọc trai Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Nghệ nhân miền Tây trở thành “Vua ngọc trai Việt”

Năm 2016, ông Hồ Thanh Tuấn được trao danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú tại Hội chợ Thủ công Mỹ nghệ do Bộ Công Thương tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Từ một người thợ, nghệ nhân 7X này đã làm chủ công nghệ, sáng chế nhiều loại ngọc trai được giới mộ điệu đánh giá cao.

Không chỉ là người nghệ nhân giàu sức sáng tạo, ông Tuấn còn được biết đến vai trò như một doanh nhân thành đạt với thương hiệu Ngọc Trai Hoàng Gia – đơn vị dẫn đầu ngành nuôi cấy và chế tác trang sức ngọc trai tại Việt Nam.

Lớn lên trong gia đình cha làm vườn, mẹ mở tiệm tạp hóa gần chợ xã Mỹ Hương của huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng), thời phổ thông, Tuấn mơ ước được trở thành kỹ sư tin học và chinh phục công nghệ thông tin. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đại học ngành Tin học viễn thông thì Tuấn đã bước sang ngã rẽ khác khi nơi anh vừa vào làm việc nhận được hợp đồng từ nhóm chuyên gia người Pháp với yêu cầu thiết kế trang web liên quan đến nghề nuôi trai lấy ngọc.

Sau đó, Tuấn cùng đối tác nước ngoài được chính quyền Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho thuê hơn 100 ha mặt biển để nuôi trai. Ban đầu đầy hào hứng, anh sớm đối mặt với khó khăn: lênh đênh ngoài khơi, say sóng, nắng cháy da và lặn biển liên tục trong 6 năm. Những ngày đầu, Tuấn thường ù tai, chảy máu mũi khi lên bờ, nhưng anh không bỏ cuộc.Nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn tiên phong nuôi ngọc trai nước ngọt ở miền Tây - 4Nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn tiên phong nuôi ngọc trai nước ngọt ở miền Tây - 5"Vua ngọc trai Việt" lội sông tại vùng nuôi Đồng Tháp cùng với nhân viên của mình.

Cứ tưởng mọi chuyện suôn sẻ nhưng đến năm 2007, cơn lốc khủng hoảng kinh tế làm cho công ty mẹ ở Pháp phá sản. Các chuyên gia đang hợp tác với Tuấn bỏ dự án về nước giữa chừng khiến anh trở thành người trắng tay.

“Mất hết vốn mà không được trả đồng nào, nhiều đêm vợ chồng tôi lo lắng cho tương lai các con. Nhờ bạn bè cho mượn vốn, tôi trở lại Côn Đảo,” ông Tuấn kể. Với nghị lực của chàng trai miền Tây từng theo cha làm vườn, Tuấn vận dụng kinh nghiệm từ các khóa tập huấn ở Nhật, Pháp, tiếp tục nuôi cấy trai, lặn biển, và không ít lần bị thương khi vướng hố san hô.

Sau 2 năm xa gia đình, Tuấn thu hoạch hàng nghìn viên ngọc trai đầu tiên, mang niềm vui lớn cho người thân. Nửa năm sau, sản lượng tăng đáng kể, nhưng anh nhận ra bán ngọc thô cho tiệm kim hoàn hay đối tác nước ngoài chỉ mang lại lợi nhuận thấp. Vì vậy, Tuấn huy động vốn mở Công ty Ngọc Trai Hoàng Gia và lập xưởng chế tác, tạo ra trang sức ngọc trai có giá trị gấp hàng chục lần ngọc thô.

Chưa dừng lại, để ngọc trai Việt Nam vươn xa ra thế giới với sự khác biệt rõ nét, Tuấn mày mò tìm cách khắc hoa văn trống đồng trên viên ngọc rồi tiếp tục cấy vào thân trai, thả xuống biển nuôi tiếp một năm. Theo ông, nếu nuôi lâu hơn thời gian này thì hình ảnh hoa văn sẽ không còn do trai tiết ra xà cừ bao phủ hết bề ngoài viên ngọc đã được khắc trống đồng. Với thời gian vừa đủ, viên ngọc “tái thu hoạch” cho họa tiết hoa văn mờ đặc trưng mang thương hiệu Tuấn “Ngọc trai”, đưa anh thành nghệ nhân quốc gia trong lĩnh vực kim hoàn, đá quý.

Hơn 10 năm trước, ông Tuấn cũng là người thiết kế và chế tác chiếc vương miện đầu tiên được xác lập kỷ lục quốc gia với nội dung “Vương miện đính viên ngọc trai trống đồng lớn nhất và có nhiều viên ngọc trai tự nhiên nhất”. Đây là vương miện Hoa hậu Việt Nam 2014, có viên ngọc trai trống đồng lớn 15 mm màu vàng kim quý hiếm được đặt tại tâm. Loại ngọc làm thay đổi lịch sử ngọc trai sau hơn 100 năm và là sáng chế của nghệ nhân Hồ Thanh Tuấn.

Công ty của ông Tuấn được chọn chế tác bộ trang sức ngọc trai tặng phu nhân Michelle Obama trong chuyến công du của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam năm 2016. Bộ trang sức mang hoa văn trống đồng, đậm chất Việt Nam, được ông Tuấn và 11 nghệ nhân hoàn thành trong thời gian ngắn, sử dụng 30 viên ngọc trai biển đen quý hiếm theo phong cách cổ điển.

Giữ vị trí trung tâm của mặt trống đồng là viên ngọc trai được nuôi cấy và chế tác độc quyền của Ngọc Trai Hoàng Gia. Sản phẩm mang ý nghĩa văn hóa dân tộc Việt, đồng thời gửi gắm thông điệp hòa bình và thịnh vượng.

“Thiết kế này lấy ý tưởng từ những tinh hoa về văn hóa, trí tuệ của Việt Nam. Đó là hoa văn trống đồng trên viên ngọc trai quý, một sản phẩm trí tuệ và nghệ thuật của người Việt”, ông Tuấn nói.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Duy Khang

CLIP HOT