Nhiều loại trà quen thuộc ở Nhật bản nhưng không phải ai cũng biết
Ở Nhật có nhiều loại trà nhưng chắc hẳn không nhiều người có thể giải thích rõ ràng được sự khác nhau của từng loại. Trong đó, cũng có loại đồ uống dù tên có gắn chữ “trà” nhưng lại không hề sử dụng lá trà.
Trà xanh Nhật Bản
Ryokucha là tên gọi chung cho các loại trà. Như đúng tên gọi, Ryokucha có màu xanh và được chia thành nhiều loại dựa trên thời điểm hái lá và mức độ hấp thụ ánh sáng mặt trời. Không chỉ riêng gì Nhật Bản, nhiều quốc gia khác cũng cực chuộng loại trà này.
Lá chè sau khi hái từ cây chè sẽ được sao lên, và xử lý sao cho không để cho quá trình lên men xảy ra, để làm thành Ryoukucha. Người ta gọi trà chưa lên men là Fuhakkocha.
Trong đó, nổi tiếng nhất được nhiều người biết đến đó là Matcha. Lá chè được trồng trong môi trường hạn chế ánh sáng nhất định, sẽ được hái rồi sao khô, dùng cối đá xay thành bột.
Matcha
Ngày nay, matcha cũng được sử dụng để tạo hương vị và tạo màu các loại thực phẩm như bánh mochi và mì soba, kem trà xanh, latte matcha, nhiều loại bánh kẹo như wagashi của Nhật Bản.
Trong số các loại trà xanh Nhật Bản được pha chế bằng cách hãm trà, Sencha được phân biệt với các loại đặc biệt như Gyokuro và Bancha. Đây là loại trà phổ biến nhất ở Nhật Bản, chiếm khoảng 80% sản lượng trà được sản xuất tại Nhật Bản.
Trà Sencha.
Lá chè đã hái về được hấp, rồi vừa vò vừa sao khô để làm thành Sencha. Sencha có sự cân bằng giữa vị ngọt và vị se se, tạo ra hương vị thanh mát.
Để phân biệt trà Sencha cũng hơi phức tạp bởi nó được chia làm nhiều loại, tuy nhiên phổ biến nhất là dựa vào độ tươi và màu sắc của thành phẩm. Sắc xanh lục là biểu thị cho lá trà đã được hấp nhiều giờ và rất kĩ.
Trong khi đó, Gyokuro được biết đến là loại trà cao cấp. Gyokuro sử dụng lá chè tương tự như lá chè của Matcha, tức là lá chè được lấy từ đồi chè được che cản nắng trong một thời gian nhất định. Đặc trưng của Gyokuro là có vị ngọt thanh. So với các trà khác, thì Gyokuro chứa nhiều cafein hơn.
Trà Gyokuro cao cấp.
Ngoài ra, Bancha sử dụng cành chè đã phát triển và cứng, để làm thành trà. Tùy từng vùng mà có cách chế biến khác nhau, màu của trà là màu xanh hoặc màu nâu.
Một loại trà hãm khác được sử dụng rộng rãi ở Nhật là Hojicha. Trong quá trình sao chè ở nhiệt độ cao, hàm lượng cafein bay hơi, nên gần như trà không còn vị đắng hay se se nữa, mà mang lại hương vị sảng khoái dễ chịu khi thưởng thức trà.
Nhật Bản còn nổi bật với trà gạo lứt Genmaicha. Gạo sau khi ngâm nước và hấp lên, sẽ được rang, rồi kết hợp với lá chè như Sencha chẳng hạn, theo tỷ lệ giống nhau để có sản phẩm Genmaicha.
Sự kết hợp của trà và gạo rang.
Hương thơm của Genmai (gạo lứt) rất đặc trưng. Không có nhiều lá chè, nên lượng cafein trong Genmaicha rất nhỏ.
Trà nhưng không phải trà
Ở Nhật vẫn có loại đồ uống gọi tên như là trà mặc dù không sử dụng lá chè. Nguyên liệu không phải là lá chè, cho nên không chứa cafein.
Trà hoa anh đào được làm từ hoa anh đào muối để giữ được nguyên vẹn hình dáng và mùi thơm. Có vị gần giống như hồng trà nhưng thanh khiết và đặc trưng hơn.
Đại diện cho trà được các gia đình tại Nhật uống thường xuyên như Sencha đó là Mugicha.
Mugicha sử dụng hạt lúa mạch đã được rang lên, rồi pha với nước sôi hoặc nước bình thường. Đây là đồ uống chứa nhiều chất khoáng, thường mọi người uống lạnh vào mùa hè.
Một món đồ uống khác nghe tên như một loại trà lên men Kombucha. Tuy nhiên món trà của Nhật bản làm bằng cách phơi khô tảo bẹ, tán nhỏ thành bột, rồi đổ nước sôi vào, được gọi là Kombucha.
Có loại Kombucha vị hơi mặn hoặc người ta cho thêm mận khô vào mà nổi tiếng phải kể đến “Ume Kombucha”.
TeamLab Borderless đã trở thành bảo tàng được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới do Tổ chức Kỷ lục Guinness công nhận...