Vào mùa ăn bánh phu thê - 'Biểu tượng của tình yêu' đạt kỷ lục châu Á

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Các cơ sở sản xuất đang vào mùa làm bánh phu thê (từ nay đến tháng 3 âm lịch), đây là lúc có nhiều đám hỏi, đám cưới cũng như để phục vụ lễ Tết và dịp đi lễ đầu năm mới. Bánh luôn được bán theo cặp.

Vào mùa ăn bánh phu thê - 'Biểu tượng của tình yêu' đạt kỷ lục châu Á - 1

Với người Đình Bảng, bánh phu thê không chỉ là nét văn hóa đặc trưng mà còn là lễ vật không thể thiếu trong ngày Tết, lễ hội và mâm cỗ cưới hỏi, kết duyên. Ảnh: Hồng Hà.

Bánh phu thê ngon từ lúc ngắm bằng mắt cho đến khi tận hưởng hương vị đặc biệt. Bóc ra, tấm bánh có màu vàng trong như hổ phách, nhìn thấy được lớp nhân bên trong. Bánh có vị dẻo của nếp hương, dai dai lạ miệng của sợi đu đủ nạo hòa quyện với vị ngọt, béo, thơm của nhân đỗ xanh, dừa. 

Khi thưởng thức, thực khách không nên ăn lúc bánh còn nóng. Ngon nhất là bánh làm hôm trước, sau một ngày đêm mang ra ăn lúc đó bánh vừa dẻo vừa mềm, có độ giòn và không dính lá.

Bánh phu thê Đình Bảng (tỉnh Bắc Ninh) nằm trong top 20 đặc sản Việt Nam đạt kỷ lục châu Á (được công nhận vào đầu tháng 4/2023).

Theo những người dân trong vùng truyền lại, bánh phu thê bắt nguồn từ sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi cho chồng. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê.

Nhưng cũng có tích truyền lại câu chuyện kể về vợ chồng người lái buôn, trước lúc người chồng lên đường đi buôn ở phương xa, người vợ làm bánh tặng chồng và gửi gắm tâm tư dù có xa nhau nhưng tấm lòng của người vợ vẫn hướng về chồng luôn ngọt ngào, đậm đà như bánh.

Vào mùa ăn bánh phu thê - 'Biểu tượng của tình yêu' đạt kỷ lục châu Á - 2

Với những nguyên liệu truyền thống hết sức quen thuộc như gạo nếp, đỗ xanh, quả dành dành, đu đủ, hạt sen, dừa…, qua sự pha trộn, chế biến tài hoa của người Đình Bảng, bánh phu thê có hương vị dẻo thơm riêng biệt.

Với những nguyên liệu truyền thống quen thuộc như gạo nếp, đỗ xanh, quả dành dành, đu đủ, hạt sen, dừa…, qua sự pha trộn, chế biến tài hoa của người Đình Bảng, bánh phu thê có hương vị dẻo thơm riêng biệt.

Trước đây, người dân làng Đình Bảng thường làm bánh phu thê vào dịp Tết Nguyên đán và ngày hội Đền Đô để tế lễ hoặc làm quà biếu. Trải qua thời gian, nghề làm bánh phu thê ngày càng phát triển, người dân làm bánh mọi thời điểm trong năm. Dù vậy, mùa chính để làm bánh phu thê là từ tháng 8 đến tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Đây là dịp có nhiều đám hỏi, đám cưới cũng như để phục vụ lễ Tết và dịp đi lễ đầu năm mới.

Vào mùa ăn bánh phu thê - 'Biểu tượng của tình yêu' đạt kỷ lục châu Á - 3

Bóc ra, tấm bánh có màu vàng trong như hổ phách, nhìn thấy được lớp nhân bên trong. Bánh có vị dẻo của nếp hương, dai dai lạ miệng của sợi đu đủ nạo hòa quyện với vị ngọt, béo, thơm của nhân đỗ xanh, dừa.

Để làm chiếc bánh phu thê ngon thì tất cả các khâu phải chọn lọc cẩn thận, tỉ mỉ. Vỏ bánh phải chọn nếp cái hoa vàng thật ngon, xay thành bột rồi lọc kỹ lấy tinh bột gạo nếp, 1kg bột chỉ lấy được 3-4 lạng tinh bột. Tinh bột này được phơi khô và đem làm bánh sau khoảng 15 ngày. Chọn đỗ xanh loại càng bở nhân càng thơm và kết hợp với dừa nạo sẽ cho mùi vị béo béo, ngậy ngậy. Tinh dầu bưởi cũng phải đặt loại đặc biệt, rồi lấy quả dành dành làm màu, chứ không bao giờ dùng phẩm.

Vào mùa ăn bánh phu thê - 'Biểu tượng của tình yêu' đạt kỷ lục châu Á - 4

Bánh phu thê ngon từ lúc ngắm bằng mắt cho đến khi tận hưởng hương vị đặc biệt.

Do bánh được kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau nên người làm bánh thường tỉ mỉ, chú ý đến việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, người thợ dàn mỏng bột (vỏ bánh) lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Kỳ Phong

CLIP HOT

Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa
Về 'đất tổ' nghề phở, thưởng thức chuẩn vị xưa

Ăn một miếng phở Vân Cù, người sành ăn sẽ nhận ra thứ hương vị, bánh phở không giống với bất cứ một loại phở nào. Vị ngọt đậm, béo nhưng thanh của nước dùng “quyện” trong từng sợi phở dai, giòn, bóng mướt.