Loại bánh nghĩa tình chỉ bán theo cặp ở làng quê quan họ

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Chiếc bánh phu thê mềm ngọt, thơm bùi được người dân Đình Bảng tự hào khi mời khách. Giờ đây, nó cũng là món ăn yêu thích của bạn bè gần xa.

Ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, trong lễ cưới hỏi, bánh phu thê là món không thể thiếu. Bởi, như tên gọi của nó, bánh phu thê là chiếc “bánh vợ chồng”.

Loại bánh nghĩa tình chỉ bán theo cặp ở làng quê quan họ - 1

Bánh phu thê Đỉnh Bảng chỉ bán theo cặp.

Bánh phu thê nhìn chung mùi vị ở các tỉnh khá tương đồng nhau, nhưng có lẽ, món bánh phu thê Đình Bảng (Bắc Ninh) lại khiến nhiều người thương nhớ - trở thành món ăn yêu thích của không chỉ mỗi người dân quan họ.

Làng Đình Bảng cách Hà Nội chỉ khoảng 20km về phía Bắc, thuộc thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh (xưa là Hương Cổ Pháp). Nơi đây là quê hương của Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ) – người lập ra thời đại triều Lý và lập nên kinh đô Thăng Long (năm 2010 – nay là thủ đô Hà Nội.

Loại bánh nghĩa tình chỉ bán theo cặp ở làng quê quan họ - 2

Vỏ bánh mềm mại thơm ngon, nhân bánh bùi ngọt, màu vàng dịu nhẹ là nét đặc trưng của chiếc bánh phu thê Đình Bảng.

Tương truyền, chiếc bánh phu thê bắt nguồn từ sự tích vua Lý Anh Tông ra chiến trường đánh trận, ở quê nhà, vợ ông đã làm món bánh này gửi ra tiền tuyến. Nhà vua nghĩ đến chiếc bánh tình nghĩa vợ chồng, nên đã đặt tên là bánh phu thê.

Từ đó đến nay, chiếc bánh phu thê gắn liền với đời sống của người dân Đình Bảng, và ngày nay, nó chính là đặc sản ẩm thực lưu luyến thực khách.

Chiếc bánh phu thê Đình Bảng không phải cao lương mĩ vị, công đoạn làm cũng khá đơn giản, nguyên liệu gần gũi, thế nhưng, ai ăn một lần rồi sẽ nhớ mãi. Và đặc biệt, vốn là chiếc bánh phu thê – bánh tình nghĩa vợ chồng – tượng trưng cho sự thuỷ chung son sắt – nên bánh luôn bán theo cặp, không tách lẻ.

Loại bánh nghĩa tình chỉ bán theo cặp ở làng quê quan họ - 3

Chiếc bánh tình nghĩa vợ chồng, tượng trưng cho sự chung thuỷ, son sắt.

Hiện nay, tại Đình Bảng có khoảng 50 hộ gia đình làm bánh phu thê. Ngày trước, mỗi dịp Tết đến bánh mới được làm nhiều. Nhưng giờ đây, nhu cầu của thực khách muôn phương cùng với sự phát triển của mạng xã hội, kinh doanh online…, những ngày rằm, mồng 1 âm lịch lượng khách mua bánh cũng tăng cao.

Nguyên liệu làm bánh phu thê gồm có: nếp, đậu xanh, hạt sen, đu đủ nạo, quả dành dành, dừa nạo, tinh dầu bưởi. Bánh sẽ được gói bằng lá dong.

Để làm chiếc bánh ngon, người thợ phải chọn nguyên liệu “chuẩn chỉnh”. Đó là nếp cái hoa vàng tươi ngon – xay thành bột lọc kỹ lấy tinh bột gạo nếp. Đỗ xanh chọn hạt kỹ, đều, hấp lên bở và thơm. Về cơ bản, nhân bánh khá giống nhân bánh xu xuê gói lá dừa của người Huế - Quảng Bình, nhưng vỏ bánh phu lê lại làm bằng bột nếp, còn bánh xu xuê làm bằng tinh bột sắn/bột năng.

Loại bánh nghĩa tình chỉ bán theo cặp ở làng quê quan họ - 4

Chiếc bánh hoàn toàn làm bằng thủ công với những nguyên liệu gần gũi nhưng được chọn lọc kỹ, chế biến tỉ mỉ.

Để đảm bảo chiếc bánh chất lượng tươi ngon, người Đình Bảng dùng quả dành dành để tạo màu cho vỏ bánh mà không sử dụng màu hoá phẩm. Cho nên, chiếc bánh có sắc màu vàng nhẹ tự nhiên.

Bánh phu thê Đình Bảng ăn có độ ngọt vừa phải, mang hương vị tươi mát của gạo nếp, bùi ngọt của đỗ xanh và hạt sen, và chút ngầy ngậy của dừa nạo, giòn giòn của đu đủ.

Ngày nay, bánh được làm với nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với nhiều nhu cầu của thực khách. Có bánh cho vào hộp vỡ nhỏ (gói bằng lá chuối, giá 8.000-10.000 đồng/hộp), có loại to gói bằng lá dong, không đóng hộp giá 45-60 đồng/cặp), loại nhỡ, . Người Đình Bảng còn đóng bánh phu thê song hỷ với giá 10.000-12.000 đồng/hộp. Các loại bánh to còn được hút chân không để đảm bảo an toàn thực phẩm khi vận chuyển đi xa.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Thuỷ Nguyên

CLIP HOT