Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lâm Đồng phải tập trung phát triển du lịch, dịch vụ, văn hóa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Lâm Đồng phải là động lực, cực tăng trưởng của Tây Nguyên, tập trung vào phát triển du lịch, dịch vụ, văn hóa. Lâm Đồng không thể phát triển sau các tỉnh của Tây Nguyên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm hỏi, động viên người lao động đang sản xuất tại công ty Dalat Hasfarm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 20/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lâm Đồng về tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2023.
Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp cho biết, dự kiến năm 2022, toàn bộ 18/18 chỉ tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh đều đạt và vượt so với kế hoạch. Tổng sản phẩm trong nước GRDP tăng 11,84%. Thu nhập bình quân đầu người hơn 75 triệu đồng. Thu ngân sách đạt 13.000 tỷ đồng. Khách du lịch đến Lâm Đồng tăng vọt (340%), đạt 7 triệu lượt.
Theo các ý kiến, đánh giá, tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển. Lâm Đồng có diện tích lớn thứ 7 cả nước, là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên và là tỉnh duy nhất của Tây Nguyên không có đường biên giới.
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh - Bảo Lộc với độ cao 1.500 m so với mực nước biển; có địa hình đa dạng, có bình sơn nguyên, núi cao, cũng có những thung lũng nhỏ, bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau và nhiều cảnh quan kỳ thú, lãng mạn, giàu cảm xúc.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho rằng, quy hoạch của Lâm Đồng phải lưu ý bảo tồn những nét văn hóa riêng có của tỉnh. Lâm Đồng có thể phát triển thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, giá trị lớn; hạ tầng du lịch đa dạng, đồng bộ hơn. "Các sản phẩm du lịch về đêm còn thiếu vắng. Cần phát triển thêm các khu kinh tế đêm phục vụ du khách".
Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Lâm Đồng có vị trí chiến lược của khu vực Tây Nguyên. Tỉnh có lợi thế về diện tích lớn, điều kiện tự nhiên tốt. Thời tiết ôn hòa, mát mẻ quanh năm, nhiệt độ dao động từ 18-25°C.
Lâm Đồng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng; sở hữu nhiều văn hóa phi vật thế đáng quý (Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Mộc bản triều Nguyễn, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang và các hoạt động văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số); trung tâm kinh tế-xã hội của tỉnh là "thành phố ngàn hoa" Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi, khá đồng bộ. Hệ thống giáo dục đào tạo phát triển khá với 3 trường đại học, 6 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp chuyên nghiệp; hơn 60 cơ sở đào tạo nghề cùng với 3 viện nghiên cứu.
Thời gian qua, tỉnh đạt nhiều kết quả nổi bật. Ước thực hiện đạt cả 18/18 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 (trong đó vượt 6 chỉ tiêu).
Thủ tướng đến thăm Di tích quốc gia Ga Đà Lạt, động viên cán bộ, nhân viên lao động đang làm việc tại di tích này - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao thành tích Lâm Đồng đạt được, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tỉnh còn một số hạn chế, như kết nối vùng, công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng tài nguyên, môi trường, đất đai, khoáng sản, bảo vệ rừng... còn nhiều bất cập. Chuyển đổi giống cây trồng có xu hướng chậm lại.
Dự báo tình hình năm 2023 có thời cơ, cơ hội thuận lợi đan xen với khó khăn, thách nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. "Các đồng chí phải xác định điều này để làm tốt hơn nhiệm vụ của mình, phải phản ứng chính sách nhanh nhạy, kịp thời hơn. Không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không hoang mang, dao động, phải tự tin, bản lĩnh, kiên định, kiên trì vượt qua khó khăn", Thủ tướng nói.
Lâm Đồng phải chú ý phát triển xanh, bao trùm, bền vững, hài hòa. Hạ tầng xã hội phải chú trọng hơn nữa. Là một trung tâm du lịch thì phải "xanh, sạch, đẹp". Phải giữ bằng được những nơi đẹp ở trung tâm để phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Còn phát triển bất động sản phải lùi xa.
Phát triển làm sao hài hòa giữa sinh thái, môi trường, cuộc sống, giữa nông thôn và thành thị.
Thủ tướng nêu rõ, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phục hồi kinh tế và Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tinh thần là phải làm có trọng tâm, có điểm, để bố trí nguồn lực, sắp xếp thời gian, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tránh dàn trải. Mong muốn thì nhiều, khát vọng thì lớn, thời gian thì có hạn, sức lực chưa nhiều, cho nên phải cân nhắc chọn cái nào làm trước, cái nào làm sau, ví dụ như quy hoạch phải đi trước một bước, Thủ tướng nhấn mạnh.
Phải khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, tự vươn lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, mảnh đất của mình, không trông chờ, ỷ lại… Không ngừng đổi mới, sáng tạo. Phát huy tối đa thế mạnh của tỉnh để hồi phục nhanh. Chú trọng an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc, không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.
Lâm Đồng phải là động lực, cực tăng trưởng của Tây Nguyên, tập trung vào phát triển du lịch, dịch vụ, văn hóa. Lâm Đồng không thể phát triển sau các tỉnh của Tây Nguyên, Thủ tướng nêu rõ.
Phát triển công nghiệp văn hóa với dịch vụ du lịch, phát riển nông nghiệp công nghệ cao. Phát huy văn hóa bản sắc Tây Nguyên, kết tinh thành sản phẩm du lịch.
Thủ tướng ủng hộ đề nghị của tỉnh về việc bố trí ngân sách Trung ương hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng thực hiện dự án cao tốc đoạn Bảo Lộc - Liên Khương, phấn đấu hoàn thành trong năm 2026. Thủ tướng đề nghị tỉnh làm càng nhanh càng tốt công tác giải phóng mặt bằng cho dự án.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có Công văn số 4497/UBND - GT trình lại Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt chủ trương đầu...