Khó, nhưng đã có một phong cách cà phê Việt giữa lòng nước Mỹ!

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Cà phê Việt đi tới đâu cũng phải giữ được phong cách của riêng mình, dù cái để tạo nên bản sắc cà phê Việt khá mong manh. Và vì mong manh nên càng khó...

Hồi tôi mới lên Pleiku những năm 80 của thế kỉ trước, tiệm vàng "Ngọc Diệp" đã là một "thế lực". Trong thời bao cấp đói khổ ấy, sở hữu một tiệm vàng chả khác gì trong nhà có kho bạc, và trong kho bạc ấy có thêm cô tiểu thư xinh đẹp thông minh nổi tiếng khắp vùng. Cô ấy là bà Lê Hoàng Diệp Thảo bây giờ.

Khó, nhưng đã có một phong cách cà phê Việt giữa lòng nước Mỹ! - 1

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Rồi một ngày, tôi trở thành khách mời khai trương quán King Coffee tại Pleiku.

Tôi là kẻ nghiện cà phê 40 năm nay. Đều như vắt tranh, cứ sau ăn sáng là phải một ly. Hôm khai trương quán cà phê ở vị trí đắc địa nhất Pleiku ấy, tôi đã gặp rất nhiều "cà phê đồ" như tôi. Ai cũng nắc nỏm, ai cũng trầm trồ, dù ở Pleiku ai chẳng biết, quán cà phê nhiều san sát, không con đường nào không có quán cà phê.

Lịch sử loài người có hai phát minh vĩ đại về đồ uống. Đó là phát minh ra rượu và... cà phê. Theo thần thoại Hy Lạp, thần Dionidod đã sáng tạo ra rượu. Những bồng bềnh mênh mang, những ảo giác thánh thiện, những thăng hoa mây gió... giúp con người thăng hoa, tạm quên đi những đau khổ nhân thế.

Cà phê thì ít nổi tiếng hơn, nhưng sang hơn rượu, ban đầu chỉ dành cho giới thượng lưu, rồi dần dần cho những tao nhân mặc khách, những lượt là thơm tho, những đầu mày cuối mắt, những trơn bóng khoan thai, những đăm chiêu trí tuệ và cả những tò mò khám phá...

Khó, nhưng đã có một phong cách cà phê Việt giữa lòng nước Mỹ! - 2

Quán King Coffee tại Mỹ.

Khó, nhưng đã có một phong cách cà phê Việt giữa lòng nước Mỹ! - 3

Cà phê vào Việt Nam theo dấu chân thực dân. Giống như chiêng cồng, ghè rượu - những thứ người Tây Nguyên không làm ra được - nhưng khi mua về, đổi về, người Tây Nguyên đã biến cà phê thành đặc sản của mình, nâng lên tầm văn hóa, bắt cả thế giới phải thán phục. Cà phê được Việt hóa một cách thông minh và đầy bản sắc.

Và vui nhất là, giờ đây, cà phê Việt đang... xuất ngược. King Coffee của cô tiểu thư Diệp Thảo ngày nào đã sang Mỹ mở cửa hàng.

Khó, nhưng đã có một phong cách cà phê Việt giữa lòng nước Mỹ! - 4

Khó, nhưng đã có một phong cách cà phê Việt giữa lòng nước Mỹ! - 5

Ở Mỹ có 7 thương hiệu cà phê nổi tiếng, đình đám trong đó là cà phê Starbucks. Tôi uống cà phê này lần đầu khi sang Đài Loan. Giữa cái phố cổ ồn ào, một quán cà phê đột ngột hiện ra, thơm lừng, khiêu khích. Dù rất đắt so với uống ở nhà, tôi vẫn phải làm một ly và uống tới... no. Đúng thế, vì nó rất to và nhiều!

Nói thế để thấy, mang cà phê vào Mỹ không dễ dàng, vì khác biệt thói quen tiêu dùng. Khó nhất là làm sao để hòa nhập với văn hóa cà phê xứ ấy, bởi tôi quan niệm, cà phê Việt phải có văn hóa của riêng mình, phải giữ được bản sắc, dù cái để tạo nên bản sắc cà phê Việt còn khá mong manh. Và vì mong manh nên càng khó...

Khó, nhưng đã có một phong cách cà phê Việt giữa lòng nước Mỹ! - 6

Khó, nhưng đã có một phong cách cà phê Việt giữa lòng nước Mỹ! - 7

Nhưng khó đến mấy thì King Coffee cũng đã tạo ra sự kết hợp hoàn hảo văn hóa Đông Tây tại Mỹ. Quán được thiết kế vừa hiện đại, vừa trữ tình. Sự trữ tình đến từ cái xích lô cổ đặt giữa nhà hàng, đến các điểm nhấn có yếu tố Việt, những mảng xanh, những đường cong. Phục vụ thói quen ăn nhanh của người Mỹ, nhưng quán vẫn có bánh mì, phở, đặc biệt là phở khô Gia Lai, thứ đã trở thành thương hiệu của thành phố Tây Nguyên này với tên gọi "phở 2 tô Gia Lai".

Hiện nay, King Coffee đã có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc bước chân vào thị trường Mỹ đánh dấu một bước tiến đầy nội lực của King Coffee, bởi ai cũng biết, đây là thị trường khó tính bậc nhất thế giới, ở tất cả phương diện...

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Văn Công Hùng