Khai thác du lịch và giữ mảng xanh Lung Ngọc Hoàng

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Chuyện khai thác du lịch tại Lung Ngọc Hoàng đã được nói đến khá lâu và điều nhiều người quan tâm là làm sao vừa khai thác được tiềm năng du lịch nhưng phải giữ mảng xanh tại khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt này của Hậu Giang...

Khai thác du lịch và giữ mảng xanh Lung Ngọc Hoàng - 1

Lung Ngọc Hoàng được kỳ vọng sẽ là điểm đến độc đáo trong tương lai. Ảnh: TRUNG QUÂN

“Nữ hoàng” của tua du lịch khám phá miền Tây ?

Mới đây, Đề án du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng vừa được UBND tỉnh phê duyệt, hứa hẹn sẽ góp thêm một sản phẩm du lịch độc đáo, thú vị.

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng là khu bảo tồn rộng trên 2.805ha, gồm khu bảo vệ nghiêm ngặt trên 1.015ha, phân khu phục hồi sinh thái trên 937ha và phân khu hành chính phục vụ trên 852ha. Đây là nơi bảo tồn sinh cảnh tự nhiên tiêu biểu, độc đáo, đa dạng sinh học, là nơi cư trú của các loài sinh vật bản địa của hệ sinh thái đất ngập nước chuyển tiếp giữa phía Tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Nơi đây có trên 330 loài thực vật, 206 loài động vật, trong đó có nhiều loài nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam và thế giới, như rái cá lông mũi, rùa nắp, cò lạo xám, ác là, dơi chó, càng (kình) đước, cua đinh, giang sen… Từ đó, nếu khai thác đúng hướng, nơi đây sẽ phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, nghiên cứu, học tập thú vị. Đây cũng chính là lý do để Hậu Giang xây dựng đề án phát triển du lịch.

Từng nhiều lần đề xuất chiến lược phát triển du lịch Hậu Giang, ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty Dịch vụ Du lịch Vòng Tròn Việt, đã thể hiện sự thú vị với Lung Ngọc Hoàng ngay từ lần đầu bước chân đến đây và khẳng định đây sẽ là điểm đặc biệt, nếu Hậu Giang khai thác đúng hướng. Khu bảo tồn vùng ngập nước, đa dạng về hệ  động, thực vật, môi trường trong lành và là nơi yên tĩnh để lắng nghe âm thanh cuộc sống. “Hiện trạng tài nguyên vẫn còn nguyên vẹn, gây ngạc nhiên lớn cho những người làm lữ hành như chúng tôi và đây sẽ là “nữ hoàng” của tua du lịch khám phá ĐBSCL. Lung Ngọc Hoàng nên là hạt nhân trong toàn bộ chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, cần cẩn trọng trong đầu tư, có hội đồng tư vấn bảo tồn và phát triển, gồm nhà khoa học, nhà kinh doanh du lịch, người dân và chính quyền địa phương”, ông Huê nhận định.

 Ông Huê cũng đề xuất định vị điểm đến Hậu Giang nên gắn với du lịch nông nghiệp và Lung Ngọc Hoàng. Cần phát triển các trang trại làm du lịch, cơ sở lưu trú. Phát triển tua bằng các phương tiện không động cơ, hứa hẹn sẽ là tua thu hút khách không chỉ trong nước mà còn là khách quốc tế, trong đó có khách Âu, Mỹ.

Phát triển du lịch và bảo vệ rừng

Đề án du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng vừa được phê duyệt, sẽ đầu tư trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học gắn với khai thác tiềm năng môi trường sinh thái tự nhiên của rừng đặc dụng một cách hợp lý.

Đề án đã xây dựng, định hướng thị trường, sản phẩm, định hướng các phân khu chức năng… Trong giải pháp thực hiện, đề án tập trung nhấn mạnh đến các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường; giải pháp về cơ chế chính sách, thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát huy vai trò của cộng đồng địa phương để phát triển du lịch sinh thái; các giải pháp tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch… Tổng kinh phí cho đề án là khoảng 370 tỉ đồng, từ nguồn ngân sách và xã hội hóa. Trong đó, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 sẽ là 353 tỉ đồng.

Đây là sự nỗ lực lớn của tỉnh trong việc định hướng, đầu tư cho du lịch. Thời gian qua, Hậu Giang đã triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Đề án Tạo dựng hình ảnh tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020- 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Cùng với đó là việc tạo điều kiện để người dân đầu tư du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các dự án du lịch.

Một số khu, điểm du lịch đang dần hình thành, sát với định hướng chung của tỉnh, đã tạo nên một bức tranh du lịch đang định hình với những điểm sáng thú vị trong khi dịch bệnh vẫn phức tạp. Như các chuyên gia du lịch và lãnh đạo tỉnh đã nói: Chỉ khi Hậu Giang xây dựng được sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ, việc chào mời và kết nối tua tuyến sẽ thuận lợi hơn.

Có trên 330 loài thực vật, 206 loài động vật, cùng những nét sinh thái riêng biệt...

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng là khu bảo tồn rộng trên 2.805ha, gồm khu bảo vệ nghiêm ngặt trên 1.015ha, phân khu phục hồi sinh thái trên 937ha và phân khu hành chính phục vụ trên 852ha. Nơi đây có trên 330 loài thực vật, 206 loài động vật. Trong giải pháp thực hiện, đề án tập trung nhấn mạnh đến các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường. Trong đó, việc giữ mảng xanh của khu bảo tồn được lãnh đạo tỉnh nhấn mạnh là điều được đặc biệt chú trọng...

5 rừng tràm đẹp nhất miền Tây
5 rừng tràm đẹp nhất miền Tây

Miền Tây với những khu rừng tràm rộng lớn, xanh mát luôn toát lên vẻ hoang sơ, huyền bí, luôn mời gọi bước chân du khách,...

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

VĨNH TRÀ (Báo Hậu Giang)