Khách Trung Quốc chi tiêu nhiều, ở lại lâu hơn so với hầu hết khách châu Á
Con số trên được đưa ra trong báo cáo mới công bố của HSBC. Ước, tỷ lệ quay trở lại của du khách Trung Quốc đạt 50-80% so với trước dịch Covid-19, tương đương 3-4,5 triệu khách.
Theo nhận định từ HSBC, du lịch sẽ là một ngành then chốt trong năm 2023. Sau khi mở cửa trở lại vào tháng 3/2022, du lịch nội địa Việt Nam phục hồi mạnh nhưng du lịch quốc tế, vốn chiếm 60% doanh thu, lại phục hồi không mấy sôi động. Mặc dù vậy, Việt Nam có những lý do chính đáng để kỳ vọng sự phục hồi hơn nữa, đặc biệt khi Trung Quốc mở cửa trở lại.
Năm 2022, Việt Nam đạt được trên 100 triệu lượt khách du lịch nội địa; đón 3,6 triệu lượt khách quốc tế, chủ yếu là du khách đến từ Hàn Quốc (26%) và Mỹ (9%). Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế trên mới chỉ phục hồi phần nào chứ chưa hoàn toàn, chỉ bằng 20% so với năm 2019. Trong khi đó, năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút 102 triệu lượt khách du lịch nội địa và 8 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ tăng hơn 30%.
Tin vui là Trung Quốc đại lục, nguồn khách du lịch lớn nhất cho Việt Nam trước đại dịch, đang bắt đầu quá trình mở cửa trở lại, tạo thêm thuận lợi cho ngành du lịch, dù quá trình phục hồi có thể diễn ra từ từ, dẫn báo cáo.
Đơn cử, trước đây, trung bình khách du lịch Trung Quốc đã chi tiêu nhiều hơn, ở lại lâu hơn so với hầu hết khách du lịch châu Á. Mặc dù mức chi của khách Trung Quốc thấp hơn so với khách du lịch Âu, Mỹ, nhưng với tỷ lệ khách của quốc gia này lại chiếm tới 30%. Do đó, Việt Nam có thể là một nước hưởng lợi lớn trong khu vực, chỉ sau Thái Lan, khi tiếp nhận “cú hích” từ sự quay trở lại của du khách Trung Quốc.
“Nếu có thể giải quyết những hạn chế về chuyến bay, nới lỏng thêm các yêu cầu về thị thực nhập cảnh, tỷ lệ quay trở lại của du khách Trung Quốc có thể đạt 50-80% so với trước đại dịch, tương đương 3-4,5 triệu khách. Đây là mục tiêu trong tầm với của Việt Nam”, các chuyên gia từ HSBC đánh giá.
Thống kê hành vi của du khách đến từ các thị trường chính năm 2019.
Dù còn chờ các động thái mở cửa từ quốc gia đông dân nhất thế giới nhưng trong báo cáo nhìn lại bức tranh du lịch 2022 của Savills Hotels APAC, đơn vị này cũng cho rằng, việc mở cửa của Trung Quốc sẽ tác động lớn đến sự khôi phục hoạt động du lịch tại nhiều quốc qua Đông Nam Á, các điểm đến tại Việt Nam không ngoại lệ.
Theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương, mức độ khôi phục hoạt động kinh doanh của các khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam năm qua không đồng đều. Các dự án trước đây phụ thuộc vào nguồn khách quốc tế đang gặp nhiều khó khăn để quay lại mức trước đại dịch. Các điểm đến như Nha Trang, Đà Nẵng chỉ mới đạt được 50% mức công suất năm 2019. Các khách sạn tại Hà Nội, TP.HCM ghi nhận mức độ hồi phục tốt hơn nhờ nguồn khách công vụ, khách lưu trú dài hạn cũng như đoàn khách MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo). Dẫu vậy, giá phòng bình quân tại hai thành phố lớn trên vẫn thấp hơn so với năm 2019 từ 15-20%.
“Nếu có được luồng khách Trung Quốc, chúng tôi kỳ vọng hoạt động của các khu nghỉ dưỡng tại các điểm đến du lịch ven biển sẽ cải thiện hiệu quả trong năm 2023”, ông nói.
Du lịch Việt Nam năm 2023 đang đối mặt với nhiều thách thức nhưng các chuyên gia tự tin rằng vẫn có cơ hội để...