Đưa bảo tàng thành “mái trường” giáo dục di sản sáng tạo

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Bên cạnh du khách, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam thường xuyên rộn ràng tiếng cười nói trao đổi, ánh mắt hiếu kì của học sinh, sinh viên. Kết quả hôm nay là trái ngọt của nỗ lực phối hợp với các công ty lữ hành, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu của các trường.

Chuyển hoá bất lợi thành động năng

Trong số 6 bảo tàng quốc gia, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (Bảo tàng VHCDT Việt Nam) có vị trí địa lý kém thuận lợi hơn cả, khi không trực thuộc hai trung tâm kinh tế, dịch vụ của nước ta.

Nằm cạnh con sông cầu thơ mộng, điểm đến này chia sẻ vấn đề chung với du lịch Thái Nguyên. Khách lưu trú ở lại Thái Nguyên không nhiều, dịch vụ liên quan cũng hạn chế. Một điểm yếu khác của các bảo tàng quốc gia hay công lập so với khối bảo tàng tư nhân chính là ngân sách thấp, chậm trễ, lỗi thời hơn về cách trưng bày. Hạn chế nguồn nhân lực chuyên môn về truyền thông dẫn đến kém hiệu quả trong việc thu hút. Các yếu tố trên cản trở phát huy các thế mạnh riêng biệt của trung tâm nghiên cứu, bảo tồn, lưu trữ văn hoá dân tộc hàng đầu cả nước.

Đưa bảo tàng thành “mái trường” giáo dục di sản sáng tạo - 1

Ấn tượng khu trưng bày ngôi nhà Rông truyền thống của người Ba Na (Tây Nguyên) trong quần thể tổ hợp ngoài trời

Tuy nhiên, những người con sinh trưởng trên thủ phủ chiến khu Việt Bắc một thuở vàng son dường kế thừa tinh thần quật cường. Nhận thức vai trò bảo tàng trong công tác giáo dục văn hoá, nắm rõ thực trạng tham quan, yếu điểm tồn đọng, nhiều thay đổi đã được thực hiện hơn 1 thập kỉ qua, âm thầm và chắc chắn. Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam đã thành công “chuyển mình” trở thành điểm tham quan hấp dẫn kết hợp giáo dục di sản sáng tạo. Thời gian cao điểm, mỗi ngày bảo tàng thu hút 2000 - 3000 khách tham quan, đa phần là ngừời trẻ.

Đưa bảo tàng thành “mái trường” giáo dục di sản sáng tạo - 2

Lễ hội các dân tộc tại bảo tàng, thu hút đông đảo khách tham quan.

Bảo tàng thành “giảng đường” giáo dục văn hoá bản sắc

Bên cạnh du khách, bảo tàng nay thường xuyên rộn ràng tiếng cười nói trao đổi, ánh mắt hiếu kì của học sinh, sinh viên. Kết quả hôm nay là trái ngọt của nỗ lực phối hợp với các công ty lữ hành, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu của các trường qua hội thảo. Đồng thời, đội ngũ chuyên trách còn trực tiếp tổ chức chuỗi chương trình tiếp xúc với sinh viên, mang hiện vật bảo tàng đến trường học để gần gũi hoá hình ảnh bảo tàng, nâng cao ý thức chủ động tìm hiểu văn hoá trong thế hệ trẻ. Mặt khác, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, gặp gỡ nghệ nhân, trải nghiệm trò chơi dân gian, trao đổi văn hoá, cảnh quan check-in liên tục diễn ra trong khuôn viên rộng gần 40.000 m2 của bào tàng.

Đưa bảo tàng thành “mái trường” giáo dục di sản sáng tạo - 3

Kỉ niệm thăm quan bảo tàng của các bạn nhỏ trường tiểu học Liên Bão (Bắc Ninh)

Đưa bảo tàng thành “mái trường” giáo dục di sản sáng tạo - 4

​​Các bạn học sinh đoàn trường Uiseong (tỉnh Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc) - Trường THCS Nha Trang thử sức trò chơi đẩy gậy trong chuyến tham quan Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Cảnh Phương, Phó Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam nhận định: "Thái Nguyên là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước, mỗi năm có khoảng 90 nghìn sinh viên, lưu học sinh nghiên cứu học tập tại 26 trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề. Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ cho thấy, lượng sinh viên đến với bảo tàng chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng số sinh viên toàn tỉnh. Trong khi bảo tàng và di tích có thể coi là một trong những địa chỉ tin cậy để sinh viên tìm hiểu về di sản văn hóa, với đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực bảo tàng, có nguồn hiện vật và tài liệu dồi dào.”

Để cải thiện vấn đề trên, bên cạnh liên kết các tour du lịch, bảo tàng đã tổ chức nhiều lớp học thực tế tại điểm, thiết kế phù hợp với lứa tuổi. Đơn cử, trong khuôn khổ chương trình Khám phá sắc màu văn hoá, người học được chia thành nhiều nhóm, sinh hoạt trong các tổ hợp văn hoá khác nhau, khám phá sâu hơn phong tục, tập quán. ẩm thực, ngôn ngữ, nếp sinh hoạt của từng tộc người. Bên cạnh đó, nhiều sự kiện trải nghiệm kết hợp hội thảo như Nghề dệt truyền thống của các nước Asean, Chợ quê, Hội thảo giấy qua các thời kì lịch sử giúp khơi dậy tinh thần học hỏi, khám phá các sản phẩm văn hoá, và nuôi dưỡng tự hào bản sắc tự nhiên.

Đưa bảo tàng thành “mái trường” giáo dục di sản sáng tạo - 5

Lớp học văn hoá trong tổ hợp không gian sống động

Đưa bảo tàng thành “mái trường” giáo dục di sản sáng tạo - 6

Du học sinh tại trường đại học sư phạm Thái Nguyên hào hứng xem điều khiển rối

Triển lãm “di động” để mang văn hoá đi sâu, đi xa

Mang bảo tàng đến với người dân chính là cách nói vui khác của mô hình triển lãm chuyên đề thuộc chùm chương trình giáo dục lịch sử văn hoá mà Bảo tàng đang thực hiện. Dựa trên kế hoạch xúc tiến văn hoá với các tỉnh, cán bộ sẽ hệ thống danh sách các vật thể, tài liệu liên quan chuyển đến tận nơi. Từ đó, tổ chức các buổi triển lãm, không gian trưng bày kèm thuyết minh để giúp người dân nâng cao hiểu biết về bản sắc dân tộc bản địa. Đơn cử, không gian trưng bày chuyên đề “Đặc trưng Di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam” tại Nghệ An với trên 200 tài liệu hiện vật thể khối, hình ảnh, trang phục, nhạc cụ tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; “Di sản văn hoá Then trong đời sống các dân tộc Tày, Nùng, Thái tại Hà Nội với hơn với hơn 100 tài liệu ảnh, gần 200 tài liệu giấy, hiện vật gốc.. hay ​​“Sắc màu Di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Quảng Ninh trong văn hóa phi vật thể Việt Nam”. Không chỉ mang hồn cốt dân tộc đi muôn nơi, hoạt động còn góp chung vào nỗ lực quảng bá hình ảnh bảo tàng.

Song song, nhiều lớp học “di động” cũng được nhóm cán bộ học thuật mang đến các bản làng dân tộc thiểu số để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo liên tục, trong nỗ lực chống mai một và phát huy mạnh mẽ nghệ thuật văn hoá dân tộc truyền thống vô giá.

Đưa bảo tàng thành “mái trường” giáo dục di sản sáng tạo - 7

Các nghệ nhân và học viên đồng bào Mường tham gia lớp học bảo tồn nghệ thuật Chiêng Mường, ở thị trấn Mãn Đức, tỉnh Hoà Bình

Đưa bảo tàng thành “mái trường” giáo dục di sản sáng tạo - 8

Chương trình xây dựng mô hình, phát huy tồn nghệ thuật hát Sli, hát Lượn, Phong slư, hát Then của dân tộc Tày tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Số hoá “gỡ mác” không gian một chiều

Cũng theo ông Nguyễn Cảnh Phương, để chuyển dịch theo dòng chảy thời đại mới, Bảo tàng từng bước đồng loạt đổi mới con người, đổi mới cách tham quan, đổi mới công nghệ thông tin và khả năng thông tin truyền thông.

Trong đó, riêng ở mảng số hoá, đơn vị chú trọng 4 hoạt động chính. Thứ nhất là âm thanh số hoá để sinh động trải nghiệm tham quan. Được biết, từ 1990 thì bảo tàng đã thực hiện âm thanh số hoá. Khi đến các tổ hợp thì sẽ có cảm ứng vị trí, phát ra âm thanh phù hợp như tổ hợp làm thuốc người Hoa, tổ hợp thú rừng Việt Bắc. Thứ 2, xây dựng hệ thống hoá cơ sở dữ liệu của bảo tàng. Thứ 3 là ra mắt bảo tàng ảo năm 2019 tại trang web disanso.vn với hơn 200 videos về di sản văn hoá phi vật thể của 54 dân tộc, miễn phí tiếp cận cho người dân và khách tham quan online. Đồng thời, tiếp tục công tác chuyển một số hiện vật quan trọng, tiêu biểu lên 3D để làm mới không gian số này. Thứ 4 là phần mầm thuyết minh tự động quét mã QR để khách có thể trải nghiệm độc lập, không cần thuyết minh viên tại điểm. Hiện, phần mềm đã đáp ứng thuyết minh song ngữ, tiến tới 4 ngôn ngữ chính là Anh - Pháp - Trung - Việt trong tương lai. Ngoài ra, ở các tổ hợp trong và ngoài trời cũng đã tích hợp phần mềm công nghệ thực tế ảo VR, giúp nâng cao tính tương tác, chân thực hơn phù hợp bối cảnh mới.

Đưa bảo tàng thành “mái trường” giáo dục di sản sáng tạo - 9

Hình ảnh trang chủ bảo tàng ảo: disanso.vn

Song song, bảo tàng cũng không ngừng nâng cao chuyên môn, phát triển đội ngũ thuyết minh đặc thù, có khả năng ngoại ngữ và tiếng dân tộc. Theo thống kê, trên 50% cán bộ bảo tàng là người dân tộc thiểu số, thực hiện chức năng hướng dẫn viên cho các đoàn khách chuyên biệt như Tày, Nùng, Sán Chay và nghiên cứu khoa học chuyên sâu.

Đưa bảo tàng thành “mái trường” giáo dục di sản sáng tạo - 10

Thuyết minh viên dẫn đoàn cán bộ Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào

Đưa bảo tàng thành “mái trường” giáo dục di sản sáng tạo - 11

Thuyết minh viên bảo tàng tham gia cuộc thi “Hướng dẫn viên tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc”

Hơn 60 năm hình thành và phát triển, bảo tàng VHCDT Việt Nam chứng minh sức sống bền bỉ, khả năng thích nghi uyển chuyển trong bối cảnh mới. Sắp tới, đơn vị đang tiếp tục nghiên cứu để phát triển hình thức tour đêm, kết hợp trải nghiệm văn hoá, ẩm thức của các dân tộc Việt Nam với trình diễn cùng hiệu ứng âm thanh, ánh sáng hiện đại tại không gian trưng bày ngoài trời.

Rõ ràng, vẫn còn nhiều gian nan trong bài hiện đại hoá không gian hay năng lực công nghệ trong kỷ nguyên AI hoá, những nỗ lực của đội ngũ cán bộ đáng học hỏi, vàthể hiện ý thức cao về trách nhiệm đào tạo, phát huy nét đẹp bản sắc dân tộc Việt. Hi vọng, “mái trường” bảo tàng và những “thầy cô” không phấn sẽ tiếp tục sáng tạo, truyền lửa phát huy tự hào bản sắc dân tộc giàu đẹp của dân tộc cho các thế hệ trẻ.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Uyên Bùi