Đây là cách Covid-19 thay đổi hành vi du lịch của mọi người: Đặt 2-3 điểm đến cùng lúc dự phòng dịch bùng phát

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ngày càng nhiều người đã đặt hai hoặc thậm chí ba chuyến du lịch trong cùng một khoảng thời gian để đề phòng trường hợp Covid làm hỏng kế hoạch của họ.

Đây là cách Covid-19 thay đổi hành vi du lịch của mọi người: Đặt 2-3 điểm đến cùng lúc dự phòng dịch bùng phát - 1

Xu hướng này được gọi là "xếp chồng chuyến đi". Người ta có thể đặt một chuyến đi chính mà mình muốn đến nhất, chẳng hạn như ra nước ngoài hoặc tham quan các danh lam thắng cảnh, và lên phương án dự phòng bằng một chuyến đi ít có khả năng bị hủy hơn.

Bằng cách lên kế hoạch cho nhiều phương án đến các khu vực địa lý khác nhau, du khách cũng có thể chọn chuyến đi phù hợp với mình nhất khi gần đến thời điểm khởi hành.

Thời điểm bắt đầu xu hướng

Misty Belles, giám đốc điều hành của Mạng lưới du lịch sang trọng Virtuoso cho biết xếp chồng chuyến đi là "một xu hướng khá mới". Xu hướng này bắt đầu được mọi người chú ý từ khoảng tháng 5 đến tháng 6, sau khi việc tiêm vắc xin được triển khai ở Hoa Kỳ và châu Âu đang bắt đầu mở cửa trở lại.

Joshua Bush, giám đốc điều hành của công ty du lịch Avenue Two Travel có trụ sở tại Pennsylvania, cho biết xu hướng này đã tăng lên trong mùa hè. Đây là thời điểm các biến thể mới của Covid-19 khiến kế hoạch du lịch của mọi người bị hủy bỏ trên toàn cầu. Được biết, khách hàng của ông đôi khi phải đặt trước chuyến du lịch từ sáu đến chín tháng, và kế hoạch của họ đã bị hủy gần ngày khởi hành.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi trang web tài chính FinanceBuzz, vào đầu tháng 8, hơn 50% người Mỹ đã hủy bỏ hoặc thay đổi kế hoạch du lịch do biến thể Delta.

Lên kế hoạch điểm đến A và B

Đây là cách Covid-19 thay đổi hành vi du lịch của mọi người: Đặt 2-3 điểm đến cùng lúc dự phòng dịch bùng phát - 2

Bush cho biết một trong những khách hàng của ông đã đặt một chuyến du lịch bằng du thuyền từ Athens đến Rome vào tháng 10 và một chuyến đi 10 ngày đến Hawaii trong cùng khoảng thời gian đó.

"Vấn đề là thật ra du lịch ở Hawaii có thể khó hơn một chút so với việc đến Hy Lạp". Vào tuần trước, Thống đốc Hawaii, David Ige đã đưa ra thông báo rằng du khách nên tránh xa bang này. Thay vào đó, Mexico và các đảo Caribe là điểm đến an toàn cho người Mỹ.

Belles kể rằng một du khách đã đặt trước chuyến đi đến Bồ Đào Nha trước khi nước này mở cửa trở lại, với Florida là phương án dự phòng. Bồ Đào Nha đã mở cửa đúng thời điểm và vị du khách này có thể thực hiện chuyến đi châu Âu của mình. Cô ấy đã đẩy chuyến đi Florida xuống cuối năm.

Belles nói: "Nhìn chung, chính sách hủy đặt phòng vẫn thực sự linh hoạt, cho phép du khách có thể đưa ra lựa chọn hợp lý. Nhưng khi du lịch bắt đầu trở lại nhộn nhịp, việc hủy chuyến có thể sẽ bớt tốt đẹp hơn".

Càng nhiều chuyến đi, càng nhiều tiền

Xếp chồng chuyến đi thật sự có lợi cho đôi bên. Khách du lịch có nhiều khả năng tận hưởng kỳ nghỉ của họ hơn và các công ty du lịch có thể kiếm được càng nhiều tiền. Tạp chí "Travel Talk" của Úc đã xuất bản một bài báo về xu hướng trong tháng này với tựa đề "Xếp chồng chuyến đi là gì - và có thể giúp bạn kiếm tiền như thế nào?"

Tuy nhiên, các khách sạn, hãng du lịch và các công ty du lịch bị hủy đơn có thể không thu được nhiều lợi nhuận.

Bush cho biết để bảo vệ mối quan hệ của công ty ông với khách hàng, chỉ "một lượng nhỏ những khách hàng thân thiết nhất" mới có thể đặt trước các chuyến du lịch trong cùng thời điểm. Những chuyến đi bị hủy sẽ được lấp đầy bởi những du khách khác, họ có thể đặt phòng vào phút cuối. Tuy nhiên, một số người lại trì hoãn việc hủy chuyến khiến nhiều người mất đi cơ hội đăng kí.

Bush cho biết: "30% chỗ của chúng tôi được đặt trong vòng năm ngày trước ngày khởi hành, điều này hoàn toàn chưa từng có".

Bush tiết lộ thêm ông đã đào tạo 115 cố vấn tại các chi nhánh trên toàn quốc "về cách hủy chuyến đi của khách một cách đạo đức". Ông không tin tác động tiêu cực của việc hủy đặt trước sẽ lớn đến nỗi khiến các khách sạn phải thay đổi chính sách hủy phòng linh hoạt cho phép xu hướng này phát triển.

Tình huống tất yếu

Jason Friedman, giám đốc điều hành của công ty tư vấn khách sạn J.M. Friedman & Co., nói rằng mặc dù xếp chồng chuyến du lịch có thể gây khó chịu cho các khách sạn, nhưng đó là một điều tất yếu.

Nếu một khách sạn muốn đặt ra chính sách sau hủy sau 24 giờ đặt phòng sẽ bị phạt cũng không có gì sai nếu khách đặt phòng và phải hủy trong khoảng thời gian quy định.

Nhưng khách cũng phải theo đúng luật. Đây là "con đường hai chiều", khách hàng cần phải chấp nhận phí hủy đặt phòng và chính sách đặt cọc không hoàn trả.

Friedman phân biệt việc xếp chồng chuyến đi với "đặt chỗ ma". Ông mô tả là "những người buồn chán khi cách ly đi tìm niềm vui", họ đặt chỗ lung tung vì dù hủy cũng không bị phạt.

Tim Hentschel, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của công ty công nghệ du lịch HotelPlanner, nói rằng dù xếp chồng chuyến đi mang ý nghĩa tích cực thì vẫn tồn tại những cạm bẫy.

Ông nói: "Du khách cũng cần biết rằng xếp chồng chuyến đi không giống như đặt trước ba hoặc bốn bữa tối và sau đó quyết định nơi bạn muốn đến dựa trên cảm giác ngon miệng hoặc thuận tiện trước vài giờ. Không giống như nhà hàng, khách sạn và hãng hàng không sẽ tăng giá khi lượng khách tăng cao".

Vì vậy, Hentschel không mong đợi xu hướng này sẽ trở nên phổ biến với các khách sạn.

Hentschel cho biết: "Một số khách sạn có thể không hoàn lại phí đặt cọc phòng giống như các hãng hàng không và những khách sạn khác có thể loại bỏ hoàn toàn các chính sách hủy đặt phòng của họ để ngăn cản mọi người đặt hai lần".

Tuy nhiên, các khách sạn có thể không cần áp dụng lời khuyên trên của ông nếu khách du lịch có ý thức tốt.

Ông nói: "Những khách du lịch "xếp chồng chuyến đi" hoặc phân bổ lựa chọn du lịch của họ nên nhớ phép lịch sự thông thường là hủy tất cả các nơi đã đặt càng sớm càng tốt khi không thể đến được. Đây là việc phải làm để có trách nhiệm với xã hội".

Trong khi đó, Bush tin rằng việc xếp chồng chuyến đi là một xu hướng ngắn hạn và sẽ kết thúc cùng đại dịch.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Linh Chi (Tạp chí Doanh nghiệp & Tiếp Thị)

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!