Đã mở cửa du lịch thì phải "mở visa"

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Cột mốc 15/3 là thông tin vui nhất, phấn khởi nhất cho ngành du lịch. Tuy nhiên, khi chỉ cách thời điểm mở cửa vài ngày, nhiều vấn đề vẫn đang còn ngổn ngang và cần được giải quyết.

Cơ hội đặc biệt để đón đầu xu thế

Tại diễn đàn "Luồng xanh cho du lịch cất cánh" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 11/3, bà Trần Thị Lan Anh, Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động VCCI cho biết, trước làn sóng mở cửa toàn cầu, thời điểm này chính là cơ hội đặc biệt để ngành du lịch Việt Nam đón đầu xu thế, hút khách quốc tế.

Đã mở cửa du lịch thì phải "mở visa" - 1

Việt Nam đang có nhiều lợi thế để hút khách quốc tế, trong đó chúng ta là 1 trong 6 nước có tỷ lệ tiêm vaccine phòng Covid-19 cao nhất thế giới. Đây là cơ sở để Việt Nam tự tin mở lại đường bay đến các nước và vùng lãnh thổ và hiện là chuẩn bị đến du lịch.

Tuy nhiên, theo bà Lan Anh con đường dẫn đến sự hồi phục du lịch, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

"Đối với doanh nghiệp, việc được quan tâm nhất lúc này là mở cửa như thế nào để vừa không làm du khách ngại ngần vì thêm các thủ tục, vừa bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân, nhất là Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, đại dịch Covid-19 chưa thể kết thúc trong năm nay", Tổng thư ký VCCI chia sẻ.

Bà Lê Mai Khanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam cũng cho rằng, khi chính sách mở cửa du lịch nội địa và mở cửa du lịch quốc tế được triển khai đã tạo thêm nhiều kỳ vọng cho các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú. Tuy nhiên, lượng khách thực tế vẫn còn rất ít. Để khách quốc tế vào Việt Nam nhanh hơn, cũng như khách nội địa phát triển mạnh hơn, vẫn cần tạo điều kiện hơn nữa về mặt thủ tục.

Ngoài đề xuất giảm thời gian cách ly cho du khách, bà Khanh kiến nghị cần nới lỏng chính sách miễn visa. Các cơ quan có thể nghiên cứu mở rộng thêm với các thị trường trọng điểm của Việt Nam. Thời hạn visa với một số nước hiện là 15 ngày, có thể xem xét kéo dài thêm thành 30 ngày. Với khách du lịch nội địa đi du lịch nước ngoài, hiện tại hộ chiếu vaccine của Việt Nam vẫn chưa được nhiều quốc gia công nhận.

Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần tăng cường trao đổi với các nước để mở rộng số lượng các quốc gia công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam, góp phần tăng lượng khách du lịch ra nước ngoài và tạo điều kiện cho việc di chuyển hai chiều được thuận lợi hơn trong thời gian tới.

Đã mở cửa du lịch thì phải "mở visa" - 2

Đảo Ngọc Phú Quốc

Đồng quan điểm phải triển khai các chính sách visa của Việt Nam như trước năm 2020, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng đã mở cửa thì phải "mở visa" cho khách vào Việt Nam.

Ông đưa ra dẫn chứng Indonesia miễn visa cho 157 nước, Thái Lan, Singapore, Malaysia đều miễn thị thực cho nhiều đối tượng hơn Việt Nam.

"Chúng tôi không có đòi hỏi Nhà nước hỗ trợ thêm cho ngành mà chỉ mong muốn khôi phục lại những gì đã có trước năm 2020. Bên cạnh việc miễn visa song phương, chúng ta cũng cần miễn visa đơn phương cho nhiều nước khác", ông bày tỏ ý kiến.

Ngành du lịch muốn mở cửa, phục hồi nhưng thực tế vẫn phải đảm bảo an toàn và phát triển bền vững chứ không vội vàng đến mức sẵn sàng mở "toang cửa".

Bài học kinh nghiệm trong 2 năm qua cho thấy mọi việc nên làm theo đúng lộ trình, chắc chắn, nghiêm túc. Đồng thời, chính sách của Việt Nam nên tương đồng với những nước đang phát triển du lịch

Đã mở cửa du lịch thì phải "mở visa" - 3

Kỳ quan Vịnh Hạ Long

Liên quan đến chính sách thị thực, bà Phan Thị Minh Giang, Trợ lý Cục trưởng, Trưởng phòng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), cho hay, thực hiện chỉ đạo của PTT Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 15/2, Bộ đang tập trung 3 việc chính: áp dụng chính sách thị thực đúng quy định; xem xét bãi bỏ, không khống chế theo mục đích nhập cảnh; miễn thị thực như trước Covid-19.

Dự thảo nghị quyết của Chính phủ về miễn thị thực song phương cho một số thị trường và đơn phương cho 13 nước như trước đây đã hoàn tất, bà Giang thông tin. Tuy nhiên, bà khuyến nghị, dù công tác phòng chống dịch đã trong tầm kiểm soát, nhưng tất cả các lĩnh vực vẫn cần phối kết hợp chặt chẽ, hài hòa để đảm bảo mở cửa du lịch an toàn, hiệu quả.  

Khách quốc tế và khách nội địa phải được đối xử như nhau

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh khẳng định ngành du lịch nước nhà đang đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi để phục hồi và vươn mình mạnh mẽ.

“Lượng khách quốc tế tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam từ đầu năm 2022 đang tăng mạnh. Đây là tín hiệu đầy khả quan về chặng đường phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ của ngành du lịch Việt trong năm mới, tạo đà thuận lợi cho kế hoạch và lộ trình mở cửa du lịch quốc tế trong thời gian sắp tới", ông Nguyễn Trùng Khánh nhận định.

Đã mở cửa du lịch thì phải "mở visa" - 4

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch

Theo ông Khánh, hơn lúc nào hết, ngành du lịch cần sự ủng hộ từ các bộ, ngành khác, địa phương cần phối hợp cùng doanh nghiệp du lịch nhanh chóng chớp lấy thời cơ, tận dụng mọi cơ hội để phục hồi trong bối cảnh mới, thích ứng an toàn. Mục tiêu xa hơn là trở thành điểm đến uy tín và có vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an toàn cho du khách quốc tế nhập cảnh Việt Nam vẫn còn vấp phải một số ý kiến khác nhau của Bộ Y tế. Trước tình hình đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

“Hoạt động du lịch được mở lại sớm nhất có thể nhưng không ồ ạt, có tổ chức chặt chẽ và đảm bảo lộ trình, an toàn, khoa học, phù hợp, hiệu quả; không cầu toàn, không nóng vội và phải thực hiện đồng bộ, nhất quán’’, ông Khánh nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch), mong rằng, Bộ Y tế sẽ sớm có hướng dẫn để ngành du lịch áp dụng để mở cửa, Bộ Công an gỡ bỏ những hạn chế về rào cản thị thực để tạo thuận lợi về đi lại cho du khách.

"Chúng tôi kỳ vọng khách quốc tế và khách nội địa được đối xử như nhau. 15/3 là mốc mở cửa du lịch nên rất cần sự vào cuộc đồng bộ của cơ quan từ trung ương đến địa phương, cộng đồng người làm du lịch", ông nói.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Phương Hà

CLIP HOT

'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng
'Chuẩn nghèo' của bà nội gây 'bão' mạng

Cư dân mạng đang truyền tay nhau đoạn clip ghi lại cảnh người cháu đưa tiền bà nội, nhưng bà nhất quyết không nhận vì cho rằng cháu "còn nghèo", mà theo định nghĩa của bà: "còn nghèo" là ... chưa vợ!