Lễ hội chùa Đọi Sơn - Cổ tích danh thắng

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Cuối tháng 4, đầu tháng 5 hàng năm, tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hàn Nam, lễ hội chùa Đọi Sơn được tổ chức với nhiều hoạt động như rước nước, sái tịnh, dâng hương, tế nữ quan, nam quan cùng nhiều hoạt động văn hóa thể thao.

Lễ hội chùa Đọi Sơn - Cổ tích danh thắng - 1

Ảnh: DTHHN

Chùa Đọi Sơn toạ lạc trên đỉnh núi Long Đọi, thuộc địa phận huyện Duy Tiên, cách thành phố Phủ Lý khoảng 8 km. Chùa Long Đọi Sơn có tên chữ là Sùng Thiện Diên Linh, được xây dựng vào thời Lý, dưới triều vua Lý Nhân Tông (khoảng năm 1121).

Tương truyền, dưới thời Lý chùa mang tên là Long Đội Sơn, đến thời Hậu Lê đổi tên là Đọi Sơn. Núi Đọi nằm ở giữa xã, cao khoảng 400m, chu vi khoảng chừng 2500m. Mặt bằng chùa rất rộng, lưng tựa vào núi Ðiệp với ba dòng sông uốn khúc bao quanh.

Trải qua gần 1000 năm lịch sử, ngôi chùa đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được những kiến trúc đặc trưng của thời Lý.

Hiện nay chùa còn giữ được nhiều di vật quý như tượng Phật Di Lặc bằng đồng ở chính điện; 6 pho tượng Kim Cương bằng đá, cao 1,60m; bia đá Diên Linh (dựng năm 1121), cao 2,88m, rộng 1,40m và dày 0,29cm, đặt trên đế đá chạm rồng, hình chạm khắc và hoa văn trang trí trên bia mang đậm phong cách thời Lý; 4 pho tượng hình người có cánh cao 40cm, bề ngang 30cm.

Lễ hội chùa Đọi Sơn - Cổ tích danh thắng - 2

Ảnh: ĐTHHN

Chùa Đọi thời Lý xếp hạng là “Đại danh lam” kiêm hành cung, thời Pháp từng được liệt vào hạng các cổ tích danh thắng để bảo vệ.

Nét đặc biệt nhất của quần thể di tích chùa Long Đọi Sơn phải kể đến là ngôi chùa và cây tháp Sùng Thiện Diên Linh được vua Lý Nhân Tông xây dựng năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118), khởi công vào tháng 5 đến mùa thu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121) thì được hoàn thành.

Tháng 3 năm Nhâm Dần (1122 ) nhà vua mở hội khánh thành chùa tháp.

Toàn bộ công trình kiến trúc quý báu đó đã bị quân xâm lược nhà Minh phá hủy. May mắn còn sót lại tấm bia Sùng Thiện Diên Linh và 6 pho tượng Kim Cương, tượng thần Kinaras.

Ngôi chùa cũng đã từng trải qua rất nhiều lần tu bổ vào các triều Hậu Lê, Mạc, Nguyễn. Lần tu bổ lớn nhất là vào thời Nguyễn, quy mô chùa trên 100 gian lớn, nhỏ, thiết kế kiểu nội công ngoại quốc.

Năm 1992, chùa Đọi Sơn được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2017, chùa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Lễ hội chùa Long Đọi Sơn được tổ chức hằng năm vào tháng 3 âm lịch và đã trở thành một nét văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người dân xã Đọi Sơn nói riêng, huyện Duy Tiên nói chung.

Bên cạnh việc tưởng nhớ vị cao tăng đắc đạo Hòa thượng Thích Chiếu Thường, người có công lớn trong việc xây dựng và mở mang chùa Đọi, lễ hội còn là dịp tưởng niệm những người có công với đất nước, có công xây dựng ngôi chùa như: Lý Thường Kiệt, Lý Nhân Tông, Nguyên phi Ỷ Lan, Mẫu Liễu Hạnh…

Với nhiều hoạt động văn hóa, các nghi thức tâm linh truyền thống, lễ hội không chỉ thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của bà con Phật tử xa, gần mà còn là dịp để nhân dân và du khách thập phương về chùa chiêm bái cảnh đẹp, tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của lễ hội và những giá trị nổi bật của di tích, tôn giáo, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của di tích và lễ hội.Lễ hội chùa Đọi Sơn - Cổ tích danh thắng - 3

Ảnh: ĐTHHN

Năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp và hiện tại tỉnh Hà Nam đang tích phòng chống dịch, nên Ban tổ chức lễ hội chùa Đọi xã Tiên Sơn đã chủ động cho dừng lễ hội để phòng chống dịch từ sáng ngày 18 âm lịch (29/4)– ngày chính thức khai hội và phối hợp với sư trụ trì đóng cửa chùa.

Hiện tại, Ban tổ chức lễ hội chùa Đọi xã Tiên Sơn cử người truyên truyền trực tiếp, tuyên truyền trên loa truyền thanh đến người dân, du khách và các hộ dân bán hàng quanh khu vực chùa Đọi dừng bán hàng để du khách và nhân dân biết về việc dừng lễ hội để phòng ngừa dịch Covid-19. 

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Quỳnh Như

CLIP HOT