Vì sao nền văn hóa bóng đá của Nhật Bản phát triển thần kỳ đến vậy?

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Hiện nay, Nhật Bản đã là cường quốc bóng đá số 1 châu Á, đồng thời cũng là nền bóng đá tại châu Á tiến gần nhất đến việc bắt kịp trình độ thế giới.

Nhìn vào cách những cầu thủ Nhật Bản chơi bóng trên sân thì không ai có thể nghĩrằng bề dày lịch sử bóng đá của họ mới chỉ bắt đầu được vỏn vẹn 30 năm về trước.Chỉ với 30 năm ngắn ngủi đó mà bóng đá Nhật Bản đã lột xác trở thành tượng đàilớn của nền bóng đá châu Á.

Vì sao nền văn hóa bóng đá của Nhật Bản phát triển thần kỳ đến vậy? - 1

Asian Cup 2004 chứng kiến một tuyển Nhật Bản hay nhất lịch sử, với thứ bóng đá đẹp mắt, nhưng cũng giàu sức mạnh

Nhật từng có chủ trương học theo bóng đá Brazil, vốn mạnh ở sự khéo léo, kỹ thuật và giàu tính cống hiến. Người châu Á vốn có thể hình không được to lớn như châu  u hoàn toàn phù hợp với lối chơi của Brazil. Thế nên làn sóng các cầu thủ tên tuổi của Brazil đã đổ về giải J-League trong thời gian đầu. Zico, Dunga, Jorginho từng có thời gian thi đấu ở Nhật và sau đó trở thành HLV. Huyền thoại Zico còn có 4 năm làm HLV trưởng đội tuyển Nhật Bản.

J-League thời đó như một quả bom phát nổ, làm nức lòng người hâm mộ Nhật Bản. Trong 3 năm đầu kể từ khi giải J-League ra đời, trung bình mỗi trận đấu có khoảng 20.000 khán giả đến sân, một con số tích cực nếu so với chỉ vài ngàn trước đó. J-League đã làm được bước đầu tiên khi làm cách mạng nền bóng đá: kéo được khán giả đến sân, thu hút ngôi sao và gây tiếng vang với truyền thông khu vực và thế giới.

Vì sao nền văn hóa bóng đá của Nhật Bản phát triển thần kỳ đến vậy? - 2

Danh thủ người Anh Gary Lineker cũng bị thu hút bởi sức hấp dẫn của Nhật Bản, khi ông về chơi bóng cho CLB Nagoya từ năm 1992 đến 1994

Sự thay đổi có lẽ bắt đầu đến từ cựu danh thủ Zico. Năm 1991, Zico chuyển đến Kashima Antlers thi đấu, cựu tuyển thủ Canada đã trở thành thần tượng lớn trong trái tim của mỗi con người Nhật Bản, đã trở thành một trong những người quan trọng chịu trách nhiệm cho sự phát triển bóng đá Nhật Bản. Ông chính là một trongnhững người trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của J League – giải bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên của Nhật Bản.

Sau đó sự thay đổi còn bắt nguồn từ cuộc “cải tổ” toàn diện bộ máy vận hành và cách thức đào tạo cầu thủ trẻ ở xứ sở hoa anh đào. Đó là thành quả của những khổ luyện và kỳ công trong 30 năm ròng rã khi nhà chức trách bóng đá ở đây bắt tay vào một chương trình đào tạo trẻ toàn diện.

Liên đoàn bóng đá Nhật đã xây dựng một kế hoạch dài hạn, hướng đến xây dựng hệ thống các CLB ở nhiều cấp với số lượng lên tới 100 CLB. Làm bóng đá cần có tiền và tài năng trẻ. Thế là Liên đoàn mời gọi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ở chính địa phương đó xây dựng các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ cho từng địa phương. 

Vì sao nền văn hóa bóng đá của Nhật Bản phát triển thần kỳ đến vậy? - 3

Nakamura là hiện thân cho thứ bóng đá đẹp nhất mà Nhật Bản trình diễn ở Asian Cup 2004

Lứa trẻ sẽ là nguồn lực chính cho các CLB địa phương sau này, được đào tạo bài bản, có cơ hội phát triển nhờ được cọ xát thi đấu nhiều và quan trọng là chơi bóng trong một môi trường chuyên nghiệp, minh bạch, chú trọng thực lực và nuôi dưỡng ước mơ được chơi ở hạng cao nhất hay được các CLB tên tuổi ở châu  u để mắt.

Con đường đi của một cầu thủ trẻ được vạch ra rất rõ ràng. Ở đó, họ hiểu rằng những người có tài năng thực sự, thái độ chuyên nghiệp và sự nỗ lực sẽ giúp các cầu thủ thành công trong sự nghiệp và cuộc sống, chứ không cần để ý đến những vấn đề bên ngoài khác.

Nhật Bản trong 10 năm gần đây đã tạo ra thế hệ cầu thủ trẻ tài năng, không chỉ tỏa sáng ở trong nước mà còn có cơ hội đá chính ở các CLB lớn ở châu  u. Nổi bật là những cái tên như Shinji Kagawa (Dortmund, Man Utd), Keisuke Honda (AC Milan), Yuto Nagatomo (Inter Milan), Shinji Okazaki (Leicester).

Vì sao nền văn hóa bóng đá của Nhật Bản phát triển thần kỳ đến vậy? - 4

Tomiyasu Takehiro là một trong những cầu thủ Nhật Bản đang thi đấu ấn tượng tại Châu Âu

Thời gian đầu người Nhật học theo bóng đá Brazil nhưng nhiều năm trở lại đây họ đã theo xu hướng của bóng đá Đức. Rất nhiều cầu thủ trẻ Nhật Bản sang giải Bundesliga thi đấu và có vị trí chính thức. Trong khi giải J-League cũng thu hút được các ngôi sao từ các quốc gia khác. Theo thống kê, 3% cầu thủ đá ở World Cup 2016 từng chơi bóng ở giải J-League.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Tấn An

CLIP HOT