Choáng ngợp trước bảo tàng thiên văn học lớn nhất thế giới

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Bảo tàng nằm ở khu Lingang của Thượng Hải (Trung Quốc), là một nhánh của Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Thượng Hải và cũng là nơi điều hành của Bảo tàng Tự nhiên Thượng Hải, Bảo tàng Lịch sử và Cung thiên văn Thượng Hải.

Bảo tàng là một trong những kỳ quan kiến trúc mới và nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Sau lễ khai mạc vào ngày 17/7, Bảo tàng Thiên văn Thượng Hải chính thức được mở cửa vào ngày 18/7. Bảo tàng này nằm ở khu Lingang của Thượng Hải, là một nhánh của Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Thượng Hải và cũng là nơi điều hành của Bảo tàng Tự nhiên Thượng Hải, Bảo tàng Lịch sử và Cung thiên văn Thượng Hải.

Choáng ngợp trước bảo tàng thiên văn học lớn nhất thế giới - 1

Ba thành phần kiến trúc chính của tòa nhà: Oculus, Inverted Dome và Sphere

Với diện tích là 58.600 m2, đây là bảo tàng lớn nhất trên thế giới dành riêng cho thiên văn học. Nhưng quy mô của bảo tàng mới này không phải là điều để lại ấn tượng duy nhất. Thomas J. Wong của Ennead Architects đã thiết kế cho tòa nhà không có hề đường thẳng hoặc góc vuông, tương tự như hình học không gian. Trước đây Polshek Partnership, Ennead cũng đứng sau Rose Center for Earth và không gian tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ ở Thành phố New York.

Choáng ngợp trước bảo tàng thiên văn học lớn nhất thế giới - 2

Oculus ở phía trên lối vào chính của bảo tàng

Wong đã nói với báo chí rằng: “Ý tưởng của Bảo tàng Thiên văn Thượng Hải là truyền trải nghiệm nội hàm về chủ đề này vào thiết kế”. Điều đó có nghĩa là trong ba thành phần kiến trúc chính của tòa nhà gồm có: Oculus, Inverted Dome và Sphere không chỉ hoạt động như các chức năng của bản thiết kế (chẳng hạn như Sphere chứa nhà hát thiên văn) mà còn có các công cụ thiên văn hoạt động để theo dõi mặt trời, mặt trăng và các vì sao.

Choáng ngợp trước bảo tàng thiên văn học lớn nhất thế giới - 3

Sphere nhìn từ bên trong bảo tàng

Oculus nằm ngay phía trên lối vào chính của bảo tàng. Khi mặt trời đi qua kẽ hở, một vòng tròn các vệt sáng xuyên qua lối vào để đánh dấu thời gian đang dần trôi đi. Oculus được thiết kế đặc biệt để vào buổi trưa ngày hạ chí, một vòng tròn ánh sáng hoàn hảo sẽ tạo thành một hình tròn ngay bên dưới nó.

Sphere được gắn trên mái của bảo tàng nên một nửa của nó bị giấu kín bên trong tòa nhà và nó giống như một quả cầu đang lơ lửng trên sàn nhà. Bên trong quả cầu đó có lẽ bạn sẽ nhìn thấy nhà hát của cung thiên văn.

Choáng ngợp trước bảo tàng thiên văn học lớn nhất thế giới - 4

Không gian triển lãm bên trong bảo tàng

Inverted Dome là một "cấu trúc kính đảo ngược lớn" hay còn gọi là một đĩa thủy tinh lớn được coi là giếng trời của bảo tàng. Sau khi đi qua một đoạn đường xoắn ốc bên dưới Inverted Dome, qua các phòng triển lãm của bảo tàng thì du khách có thể lựa chọn đi bộ ra ngoài để ngắm nhìn khung cảnh xung quanh.

Mặc dù Trung Quốc vẫn đang giới hạn đối với du khách từ nhiều quốc gia vào năm 2021 nhưng du khách vẫn có thể đến tham quan bảo tàng trong tương lai gần để chiêm ngưỡng một loạt các cuộc triển lãm đặc biệt với các hiện vật và khám phá những không gian khác nhau.

Chia sẻ

Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo Chia sẻ zalo

Ánh Ngọc (PetroTimes)

CLIP HOT