Kỳ lạ 'cây thông Noel' biết bò ở Hòn Cau
Khi có ánh sáng, chúng tỏa ánh hào quang rực rỡ, tạo nên một rừng 'thông' chào đón Noel.
"Giun cây thông Noel" có rất nhiều màu sắc, tô điểm cho mùa Noel thêm rực rỡ
Ở Khu Bảo tồn Biển Hòn Cau có loài sinh vật độc đáo, tên khoa học là Spirobranchus giganteus, nhưng thường được biết đến nhiều hơn với tên gọi là "giun cây thông Noel".
Loài giun này hiện diện ở khắp các đại dương nhiệt đới; do hình dáng, vẻ đẹp và màu sắc độc nhất vô nhị, chúng rất dễ bị phát hiện và nằm trong số ít các loài giun biển thân đốt được biết đến nhiều nhất trên thế giới.
Kích thước cơ thể của "giun cây thông Noel" không quá lớn, với chiều dài trung bình chỉ khoảng 4 cm.
Mỗi con "giun cây thông Noel" sở hữu hai chỏm đầu màu sắc sặc sỡ, nhô ra khỏi phần thân giống cái ống của nó. Những chỏm đầu giống cây thông Noel này cấu tạo gồm các xúc tu mảnh như sợi lông, xòe ra từ xương sống chính của giun. Các xúc tu được dùng để giúp giun hô hấp và bắt mồi - những thực vật phù du trôi nổi trong nước biển.
Mặc dù các chỏm đầu sặc sỡ của loài giun này thấy rất rõ phía trên, nhưng phần lớn cơ thể của chúng bám trong các hang mà chúng đã đào sâu xuống những rạn san hô sống.
Giun bám vào các hang để sinh sống, ăn các sinh vật phù du. Tuy kích thước nhỏ, nhưng do màu sắc nổi bật nên dễ thấy
Khi có động hoặc bị giật mình, giun sẽ nhanh chóng co mình vào trong các hang để lẩn trốn kẻ thù ăn thịt tiềm tàng.
"Giun cây thông Noel" là loài nhút nhát và lười vận động, khi đã tìm được một nơi yêu thích, chúng sẽ nằm ì ở chỗ đó, không di chuyển nhiều và rạn san hô là nơi định cư yêu thích của nó.
Ngoài màu sắc sặc sỡ dễ nhận dạng, mỗi con giun còn sở hữu hai xúc tu hình lông vũ, nhô lên cao giống như cây thông Noel. Bộ phận này chính là cơ quan hô hấp, cũng là nơi nhử mồi, đồng thời lọc sinh vật phù du làm thức ăn cho chúng.
Hơn 2 tuần nữa mới đến lễ Giáng sinh (Noel) nhưng xóm đạo trên đường Phạm Thế Hiển (Q.8, TP.HCM) đã trang trí với không...